Sunday, May 29, 2016

VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ CHÂU Á 60 NĂM ĐẤU TRANH THẾ KỶ XIX.


PGS. TS. Nghiêm Đình Vỳß


Khi tìm hiểu vương triều Nguyễn từ khi thành lập đến lúc thực dân Pháp mở đầu cuộc xâm lược nước ta không thể không đặt Việt Nam trong bối cảnh lịch sử châu Á lúc bấy giờ, đặc biệt với Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, vốn có mối quan hệ từ lâu với Việt Nam.
Lịch sử đã chứng tỏ rằng, vào thời cổ đại và buổi đầu của chế độ phong kiến, nhiều nước ở châu Á đạt đến trình độ phát triển kinh tế, văn hóa khá cao, trong khi không ít nước Âu, Mỹ còn ở trong trình độ thấp hơn. Do những điều kiện khách quan, chủ quan và sự phát triển không đều của các quốc gia trong lịch sử, nhiều nước phương Tây chuyển sang chủ nghĩa tư bản và đi xâm lược các nước phương Đông làm thuộc địa. Không phải các nước tư bản thực dân mạnh hơn thì tất yếu phải đánh thắng các quốc gia, dân tộc chậm phát triển. Chúng ta đã biết, nhiều nước nhỏ yếu, như Việt Nam, đã làm cho các đội quân xâm lược hùng mạnh, được trang bị “tận răng” phải “vẫy đuôi xin hang” (Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo). Trách nhiệm làm mất nước  là do các chính quyền phong kiến nhiều quốc gia đã suy yếu, lại bạc nhược  về ý chí chiến đấu, không có khả năng, cũng như không dám  huy động nhân dân đứng lên kháng chiến chống ngoại xâm. Các nước thực dân phương Tây đã lợi dụng tình hình suy yếu của chính quyền phnong kiến (sự chia rẽ, tranh giành trong triều, mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân và phong kiến) đã tiến hành xâm lược.
Vào buổi đầu thời cận đại, thuộc địa của các nước châu Âu ở châu Á chưa nhiều. Bồ Đào Nha là cường quốc châu Âu đầu tiên xây dựng đế quốc thuộc địa của mình ở phương Đông vào cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI. Sự bành trướng của người Bồ Đào Nha ở khu vực này cũng gặp khó khăn, vì các vương quốc ở đây còn khá mạnh, luôn tấn công vào kẻ xâm lược, muốn nhanh chóng mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của họ. Hơn nữa, sự cạnh tranh của các thương nhân phương Tây cũng la một trở ngại cho việc phát triển lực lượng của chúng. Tuy có sự thỏa thuận giữa hai cường quốc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng mâu thuẫn giữa Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…ở phương Đông cũng rất gay gắt.
Từ thế kỷ XVIII, cuộc chạy đua xâm chiếm thuộc địa  của các nước tư bản ở châu Á dần dần xác lập vị trí của thực dân Anh, Pháp ở vùng này, và Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan đã bị loại khỏi cuộc đua, chỉ chiếm giữ một số thuộc địa. Năm 1702, Anh chiếm đảo Côn Lôn (nay là Côn Đảo) làm căn cứ, nhưng một năm sau phải rút chạy, vì không chống nổi cuộc đấu tranh của nhân dân trên đảo, với sự giúp sức của chúa Nguyễn. Anh hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ, Mã Lai, tiến hành xâm lược Miến Điện (nay là Myanma)…Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu về kế hoạch xâm lược Việt Nam, Lào, Campuchia. Cuộc “đong tiến” và “tây tiến” của thực dân Anh và Pháp sẽ gặp nhau, đọ sức đôi bên ở Xiêm La. Do những cải cách của triều đình Xiêm La và sự dung hòa lực lượng của Anh và Pháp, Xiêm La trở thành “nước đệm” nhưng thực tế vẫn là nước phụ thuộc của Anh. Mỹ đến gõ cửa Nhật Bản vào giữa thế kỷ XIX (1852) và sẽ hất Tây Ban Nha khỏi Philippin vào cuối thế kỷ này. “Trung Quốc rộng lớn, là miếng mồi béo bở của các nước tư bản Âu Mỹ, dang bị suy yếu: nhưng dẫu sao con số 11.136.000km vuông của nó cũng vẫn là miếng mồi quá to mà cái mõm của chủ nghĩa đế quốc thực dân không thể nuốt trôi ngay một cái được.Và không thể trong một ngày mà đẩy một cách tàn bạo 489.500.000 người Trung Quốc vào xiềng xích của chế độ nô lệ thuộc địa. Cho nên người ta cắt vụn Trung Quốc ra: cách này chậm hơn nhưng khôn hơn”[1].
Các nước thực dân Âu, Mỹ, đi đầu là Anh, từ 1635 trở đi đã lần lượt “liên quân” với nhau xâu xé Trung Quốc. Năm 1857 – 1858 liên quân Pháp – Anh đánh phá Quảng Châu và buộc triều đình Mãn Thanh phải ký điều ước Thiên Tân (27 – 6 – 1858). Việc đánh chiếm Trung Quốc không chỉ để chia nhau “chiếc bánh ngọt khổng lồ Trung Quốc” mà còn để hạ uy thế của “Thiên Triều” Bắc Kinh với các chư hầu ở châu Á và các nước tư bản phương Tây sẽ thay vào vị trí thống trị này.
Trước tình hình như vậy, ở các nước châu Á nổi lên một số vấn đề có liên quan đến Việt Nam.
Thứ nhất, nhìn chung chính quyền phong kiến ở hầu hết các nước châu Á đều không có thiệ chí, khả năng tập hợp nhân dân để chống xâm lược, dù trong hang ngũ của giai cấp thống trị đã xuất hiện không ít những người yêu nước quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc, như Đipônêgôra ở Inđônêxia, Pucom Pao của Campuchia, Maha Banđula ở Miến Điện, nhà vua tre Xirat Ut Đôilê ở Ấn Độ, Hàm Nghi và các sĩ phu yêu nước Việt Nam…Hầu hết các nước bị xâm lược, lúc đầu triều đình phong kiến cũng tổ chức kháng chiến, nhưng dần dần chuyển sang nhượng bộ, đầu hang làm tay sai.
Thứ hai, trong thời kỳ chế độ phong kiến suy yếu, ách thống trị càng đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, mâu thuận giữa triều đình và nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân càng trở nên gay gắt. Có thể xem thế kỷ XVII – XVIII ở nhiều nước châu Á là các thế kỷ của những cuộc khởi nghĩa nông dân lớn.
Ở Việt Nam phong trào nông dân đã bùng lên mạnh mẽ ở Đàng Trong và Đàng Ngoài mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn và trở thành cuộc chiến tranh nông dân đánh bại các tập đoàn phong kiến trong nước và quân phong kiến xâm lược Xiêm La, Mãn Thanh, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước.
Ở Trung Quốc, phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc nổ ra ở Quảng Tây rồi lan rộng khắp 18 tỉnh, kéo dài trong 14 năm đánh bại quân triều đình Mãn Thanh ở nhiều nơi, xây dựng chính quyền mới, ban hành “Chế độ ruộng đất của Thiên Triều” – một cương lĩnh về ruộng đất, làm cho mọi người” “Có ruộng cùng cày, có cơm cùng ăn, có áo cùng mặt, có tiền cùng tiêu, không nơi nào là không đồng đều, không ai là không no ấm”.
Ở Nhật Ban, phong trào đấu tranh của nông dân cũng rất sôi nổi: “Theo thống kê, thế kỷ XVII có 188 cuộc khởi nghĩa, thế kỷ XVIII có tới 514 cuộc và trong 67 năm thế kỷ XIX có tới 538 cuôc.
Các cuộc khởi nghĩa lan dần đến ven hoặc vào thành phố như Ê đô, Nagasaki, Takayama và cả hầm mỏ Ykumô”[2]. Đặc biệt phong trào nông dân Nhật Bản trong những thập niên 30 – 40 của thế kỷ XIX đã có mục tiêu đấu tranh rõ rệt, nhằm đòi giảm thuế, giảm tô, chống ách áp bức của bọn thống trị các cấp, sự đầu tư tích lũy của bọn cho vay nạn lãi.
Ở Miến Điện, vào đầu thế kỷ XIX, một cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân, nổ ra vào năm 1810, nhằm chống ách áp bức phong kiến và sự chuyên quyền của các quan lại. ngoài ra còn có nhiều cuộc đấu tranh của nông dân các dân tộc ít người, như của người Môn, kéo dài suốt từ nửa sau thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX.
Nhìn chung, trong các thế kỷ XVII, XVIII và nủa đầu thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân bùng nổ sâu rộng ở hầu hết các nước châu Á – một biểu hiện về sự suy yếu của chế độ phong kiến. Tuy các cuộc khởi nghĩa nông dân lần lượt bị thất bại, song cũng làm cho chế độ phong kiến càng them lung lay. Tuy  vậy, trước nạn ngoại xâm của tư bản, thực dân phương Tây, nông dân ở hầu hết các nước châu Á đã tạm gác quyền lợi của giai cấp mình, đặt quyền lợi dân tộc lên trên. Họ đã cùng triều đình chống quân xâm lược, song khi chính quyền phong kiến nhượng bộ, đầu hang, thì nông dân chống lại lệnh “bãi binh” của triều đình, rồi chống cả thực dân xâm lược và giai cấp phong kiến đầu hang.
Hiện tượng trên cũng diễn ra ở Việt Nam, khi mà phong trào chống Pháp của nhân dân đã đi đến nhận thức rằng: chống Pháp phải đi đôi với việc chống triều đình đầu hang:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu,
Phen này quyết đánh cả Triều cả Tây”
Trong phong trào KATIPUNAN (“Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân”) ở Philippin vào cuối thế kỷ XIX, đã dần dần kết hợp phong trào yêu nước với phong trào nông dân, nhằm thực hiện các mục tiêu dân tộc, xã hội và giai cấp:
“Mọi người được bình đẳng, không phân biệt màu da, giàu nghèo và địa vị xã hội.
-          Chống áp bức xã hội, bảo vệ những người bị áp bức.
-          Giành độc lập tự do cho Tổ quốc.”
Ở Miến Điện trong cuộc kháng chiến ba lần chống xâm lược của thực dân Anh, nhân dân đã cùng quân triều đình ngăn chặn âm mưu và kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của kẻ thù, làm cho chúng phải mất 60 năm (1824 – 1885) mới chinh phục được Ấn Độ.
Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc, đã dần dần nhận thấy rằng, phải đánh thắng cả triều đình Mãn Thanh lẫn bọn thực dân phương Tây đã cấu kết chặt chẽ với nhau. Mục tiêu giai cấp và dân tộc từng bước được kết hợp với nhau trong phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc, để đến phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (đầu thế kỷ XX) thì cuộc đấu tranh chống đế quốc trở nên mạnh mẽ và khi triều đình Mãn Thanh đã bỏ rơi phong trào, hòa hoãn với đế quốc xâm lược, thì từ đấu tranh nổi dậy rộng lớn của nông dân chống cùng triều đình chống đế quốc, trở thành cuộc đấu tranh dân tộc chống cả phong kiến, thực dân để bảo vệ nền độc lập của đất nước.
Cuộc khởi nghĩa đã bị đế quốc và phong kiến Mãn Thanh cấu kết dìm trong bể máu.
Nhìn chung phong trào nông dân ở châu Á vào các thế kỷ XVIII, XIX đã nổ ra liên tiếp, kéo dài, lan rộng nhiều nơi và dân dần kết hợp với mục tiêu chống xâm lược, giải phóng dân tộc. Phong trào đã lần lượt thất bại, vì thiếu đường lối đúng, chua xác định được con đường cứu nước mới, chưa thoát khỏi con đường cứu nước kiểu phong kiến đã lỗi thời. Người dân không thể tự mình giải phóng cho mình mà sẽ đi vào con đường phong kiến hóa. Lịch sử không bao giờ đặt ra cho mình vấn đề không được giải quyết, như Các Mác đã khẳng định. Sự phát triển hợp quy luật xã hội đã xuất hiện giai cấp công nhân đảm nhận sứ mệnh giải phóng nhân dân, trong đó có nông dân và bản than mình, giành được độc lập, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
Thứ ba, sức sống của xã hội của các nước châu Á dưới chế độ phong kiến đang suy yếu được thể hiện ở những xu thế canh tân đất nước với nhiều mức độ, hình thức khác nhau. Mầm mống tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện và phát triển. Giai cấp phong kiến trong nước đã tìm mọi cách để bóp chết các mầm móng này. Bọn thực dân, tư bản phương Tây khi tiến hành các cuộc xâm lược và đô hộ ở phương Đông cũng thực hiện âm mưu tiêu diệt mọi sức sống mới, tiên tiến trong xã hội các nước thuộc địa. Vì vậy, những xu hướng canh tân đất nước ở các nước châu Á vào nửa đầu thế kỷ XIX đã tồn tại và phát triển rất khó khăn. Bởi vì, các xu hướng duy tân và việc tực hiện thành công các cuộc duy tân đất nước gắn liền với sự hạn chế (chưa phải lật đổ) chế độ phong kiến suy yếu, lỗi thờ và việc đánh thắng sự xâm lược đô hộ của các tư bản. Giai cấp phong kiến trong nước với tư tưởng bảo thủ, không dễ chấp nhận sự thay đổi phương hại đến quyền lợi của giai cấp mình. Bọn thực dân, tư bản ra sức kìm hãm các nước nhỏ yếu dễ thống trị, không cạnh tranh với nhau.
Tuy vậy, xu hướng canh tân đất nước vẫn là xu hướng chung của nhiều nước ở phương Đông. Thế kỷ XIX cũng là thế kỷ của xu hướng duy tân theo con đường tư bản chủ nghĩa. Xu thế duy tân có thể trở thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào cơ sở xã hội, thái độ của triều đình phong kiến mỗi nước. Điều này chúng tôi sẽ không trình bày ở đây, nhưng nhấn mạnh rằng những điều kiện chủ quan và khách quan để thực hiện một cuộc canh tân đất nước đã khá chin muồi ở nhiều nước. Sự phản ứng, chống đối của phe đối lập, sự sáng suốt của một số người cầm đầu, lực lượng của phái duy tân ở mỗi nước sẽ là yếu tố thành công hay thất bại của công cuộc canh tân đất nước. Chính điều này sẽ là một cơ sở để các nhà nghiên cứu có thái độ đúng, khách quan khoa học đối với trách nhiệm làm mất nước của giai cấp phong kiến ở nhiều  nước châu Á.

Ø
                                                                 Ø        Ø
Đặt Việt Nam vào bối cảnh chung lịch sử thế kỷ XIX, trước khi thực dân phương Tây mở rộng và hoàn thành sự xâm lược, đô hộ các nước châu Á là cần thiết để hiệu rõ nguyên nhân mất nước và trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Một thái độ khách quan, khoa học, dựa trên cơ sở tài liệu lịch sử chính xác sẽ đưa đến những nhận định đúng đắn, không áp đặt, công bằng và công minh lịch sử.



ß Ban Khoa giáo Trung ương
[1] Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần thứ hai, tập 1. NXB CTQG, Hà Nội 1995, tr. 308
[2] Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng: Đại cương lịch sử thế giới cận đại, tập 2, NXB Giáo dục, 1997, tr. 10.

HỒ CHÍ MINH (1890-1969)


Người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác-Leenin và Việt Nam, người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1945-1969), nhà hoạt động nổi tiếng của phong trào cộng sản, nhà văn hóa lớn của thế giới, tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung sau đổi tên là Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc, Chen Vang, Li nốp, Lý Thụy… cùng nhiều bí danh và bút danh khác, quê làng Kim Liên, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ Tĩnh), sinh ngày 19.5.1890 tại quê ngoại làng Hoàng Trù (cùng xã Chung Cự), trong một gia đình nhà nho có nguồn gốc nông dân. Thân sinh là Nguyễn Sinh Sắc (sau lấy tên Nguyễn Sinh Huy) đỗ Phó bảng năm Tân Sửu (1901),làm Thừa biện Bộ Lễ trong triều đình Huế, rồi tri huyện Bình Khê (Bình Định) năm 1909, bị bãi chức làm thường dân sống bằng nghề dạy học và làm thuốc. Thân mẫu là Hoàng Thị Loan, con một gia đình nhà nho, làm nghề nông và dệt vải.
Năm 1895, Người cùng với gia đình vào sống ở Huế và được học chữ Hán ở đây. Ngày 10.2.1901, thân mẫu của Người qua đời ở Huế, Người về sống ở quê nhà và tiếp tục học chữ Hán. Cuối năm 1904 Người theo cha vào Huế lần thứ hai vào học tại trường Tiểu học Đông Ba (1905 – 1907). Tháng 5.1908 khi đang học Trường Quốc học Huế, Người tham gia cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân ở đây nên bị đuổi học. Người đi vào các tỉnh phía nam, có một thời gian với tên gọi là Nguyễn Tất Thành, Người dạy học ở trường Dục Thanh tại Phan Thiết (1910). Năm sau (1911) Người vào Sài Gòn. Ngày 5.6.1911, lấy tên là Văn Ba, Người rời cảng Nhà Rồng trên tàu Amiral Latouche Tréville của hang Chargeurs Réunies. Vừa làm phụ bếp, Người tận dụng mọi thời gian để học hỏi, tìm tòi trong sách báo và những thủy thủ trên tàu. Từ 1911 đến 1917 Người đã đi qua nhiều nước, sống ở nhiều nơi và làm nhiều nghề. Sau một thời gian sống ở Anh (từ 1914), thàng 6.1917 Người đến nước Pháp, tham gia Hội người Việt Nam yêu nước. Dến năm 1919, bản Yêu sách của nhân dân An Nam của Người gửi đến Hội nghị Versailles đã gây tiếng vang lớn. Cuối năm 1918, Người tham gia Đảng Xã Hội Pháp. Tại Đại hội 18 của Đảng Xã Hội Pháp họp ở Tours tháng 12.1920 Người bỏ phiếu tán thành Quốc Tế Thứ Ba, người trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Pháp. Người tham gia sáng lập Hội Liên Hiệp Thuộc Địa (10.1921), sáng lập và làm Chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo “Người Cùng Khổ” (Le Paria) xuất bản ở Paris. Thời gian ở Pháp Người viết rất nheiefu bài đăng trên các báo “Nhân Đạo” (L’Humantié) và “Người Cùng Khổ” để tố cáo chính sách cai trị và bóc lột của chủ nghĩa đế quốc ở các thuộc địa. Đặc biệt, một số bài viết trong thời gian này sau đó tập hợp và xuất bản thành Bản án chế độ thực dân Pháp (1925). Đây “Công lý” của thực dân Pháp ở Đông Dương (1962) và vở kịch “Con rồng tre” (1922) đã gây được tiếng vang lớn. Năm 1923, Người đến Liên Xô tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc Tế Nông Dân ở Moskva và được bầu vào Đoàn Chủ Tịch Ban Chấp Hành Quốc Tế Nông Dân. Cuối năm đó, Người vào học Trường Đại Học Phương Đông. Cuối năm 1924 được cử làm ủy viên Bộ Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam của Quốc Tế Cộng Sản, với tên là Lý Thụy, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc) chuẩn bị cho sự thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam: tổ chức các đoàn thể như Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội (6.1925), Thiếu Niên Tiền Phong, Tổ Phụ Nữ Cách Mạng (1926), sáng lập báo “Thanh Niên” (6.1925), báo “Công Nông” (7.1926). Người còn tham gia sáng lập Hội Liên Hiệp các Dân Tộc Bị Áp Bức ở Á Đông (1925) và được bầu làm Bí thư của Hội. Những bài giảng trong các lớp học chính trị của Người sau này được Hội xuất bản dưới tên gọi “Đường Kác Mệnh” (1927). Tháng 4.1927 Người đi Liên Xô. Mùa thu 1928, với tên gọi Thầu Chín, Ngườ hoạt động ở nhiều nơi trên đất Thái Lan để tuyên truyền tinh thần yêu nước trong Việt kiều. Cuối năm 1929 Người trở lại Trung Quốc chuẩn bị cho hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam. Người thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ ngày 3 đến 7.2.1930 Người thay mặt Quốc Tế Cộng Sản chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam tại Cửu Long gần Hồng Kông (Trung Quốc). Ngày 6.6.1931 dưới tên là Tống Văn Sơ, Người bị chính quyền Anh ở Hồng Kông bắt đến tháng 1.1933 mới được trả tự do nhờ sự can thiệp của Quốc Tế Cứu Tế Đỏ và ông bà luật sư Loseby. Người đến Liên Xô và vào học Trường Quốc Tế Lênin (10.1934). Trong hai năm 1936 – 1937 Người là nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên Cứu Các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Tháng 10.1938 Người trở lại hoạt động trong Bát Lộ quân Trung Quốc ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. Ở đây Người viết cuốn Khu vực đặc biệt, viết nhiều bài báo ký tên P.C.Line và Line gửi về đăng trên báo “Tiếng Nói của Chúng ta” (Notre voix) để chỉ đạo cách mạng trong nước. Ngày 8.2.1941, Người trở về Tổ Quốc sau hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Lúc đầu Người sống ở hang Cốc Pó, sau chuyển ra một lán nhỏ bên suối Khuổi Nậm cũng tại Pắc Bó, xã Trường Hà, Hà Giang, Cao Bằng. Ngày 19.5.1941, Người sáng lập Việt Minh Độc Lập Đồng Minh (Việt Minh) và báo “Việt Nam Độc Lập” (1.8.1941). Người viết nhiều bài đăng trên báo này để vận động quần chúng làm cách mạng, trong đó phải kể đến bài Lịch sử nước ta (2.19422) mà Người tiên đoán năm 1945 cách mạng Việt Nam nhất định thắng lợi. Trong thời gian ở Pắc Bó, Người làm những vần thơ đẹp:
“Non xa xa nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là,
Đây suối Lênin, kia núi Mác
Hai tay xây dựng một sơn hà”
“Pắc Bó hùng vĩ)
Tháng 8.1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc liên lạc với lực lượng cách mạng ở đó, nhưng bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giữ trong hơn một năm. Trong tù, Người sáng tác tập thơ chữ Hán nổi tiếng “Nhật ký trong tù” (Ngục trung nhật ký) gồm 133 bài phần lớn là tứ tuyệt. Bốn câu thơ ở trang đầu phần nào thể hiện nội dung chính trong tác phẩm của Người:
“Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao,
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao”
Tháng 7.1944, Người trở về Pắc Bó, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 22.12.1944, Người sáng lập Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân. Tại Quốc Dân Đại Hội tại Tân Trào (Tuyên Quang) Người được bầu làm Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời và viết Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa (8.1945). Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình, trước 50 vạn nhân dân Hà Nội, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập do tự tay Người viết, khai sinh ra nước Việt Nam mới. Người chấp nhận cho một số Đảng phái đối lập tham gia chính quyền (12.1945), ký các văn bản với Pháp như Hiệp định sơ bộ 6.3.1946 và Tạm ước 14.9.1946, tổ chức Tổng tuyển cử thành công bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong cuộc Tổng tuyển cử, Người đứng ra ứng cử ở Hà Nội, và trúng cử với số phiếu cao nhất: 98,4%, Quốc hội tôn Người là Người công dân thứ nhất. Trước những âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp, Người ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19.12.1946) kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam đứng lên chống Pháp: “Không, chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Sau đó, Người lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến. Với bút danh Tân Sinh, Người viết tác phẩm Đời sống mới (3.1947), vận động xây dựng cuộc sống mới ở vùng giải phóng. Tháng 10.1947, Người viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, một tác phẩm xây dựng và rèn luyện tư tưởng, đạo đức cách mạng, tác phong quần chúng và phương pháp lãnh đạo cho cán bộ, đảng viên. Trong 8 năm, Người đã cùng Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam lãnh đạo quân và dân Việt Nam đánh thắng thực dân Pháp trong nhiều chiến dịch mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (13.3 đến 7.5.1954) đưa đến việc ký kết Hiệp định Genève, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Sau hiệu định Genève, Người trở về Hà Nội. Tại Đại hội lần thứ ba của Đảng Lao Động Việt Nam, Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Với cương vị cao nhất về Đảng cũng như Nhà nước, nhưng Người luôn luôn khiêm tốn, giản dị, sống cuộc đời rất thanh bạch. Người chỉ có mấy bộ đồ kaki để dùng trong việc giao tiếp khách, trong các ngày lễ, còn khi tiếp xúc với quần chúng Người thường bận bộ quần áo nâu giản dị, chân đi đôi dép cao su đã mòn gót, ở trong một ngôi nhà sàn bằng gỗ với đồ dùng sinh hoạt đơn sơ. Khi đế quốc Mĩ đưa không quân và hải quân đánh phá miền Bắc, Người ra lời kêu gọi toàn thể đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Vì những công lao to lớn đối với dân tộc, đối với phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân lao động trên thế giới, Người được Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa quyết định tặng Huân chương Sao Vàng nhưng Người đã đề nghị để đến ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Tổ quốc thông nhất, Nam Bắc một nhà, lúc đó Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho Người huân chương cao quý đó (1963). Ngày 4.11.1966 Đoàn Chủ Tịch Xô Viết Tối Cao Liên Xô quyết định tặng Huân chương Lênin, nhưng Người cũng đề nghị hoãn việc trao tặng phần thưởng cao quý ấy với lý do: “Đến ngày nhân dân chúng tôi đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, tôi sẽ đại biểu cho toàn thể đồng bào chúng tôi trân trọng và vui mừng lãnh lấy huân chương mang tên Lênin vĩ đại”. Mặc dù tuổi cao, những năm cuối đời Người vẫn ra sức làm việc, mang hết tâm huyết ra lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Để chuẩn bị cho cuộc ra đi vào cõi vĩnh hằng của mình, từ tháng 5.1965 Người bắt đầu viết bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân Việt Nam. Bản Di chúc được Người viết và sửa chữa nhiều lần (tháng 5.1968 và 5.1969) trong đó Người thể hiện sự quan tâm của mình đến mọi đoàn thể, tầng lớp, mọi giới và niềm tin vào sự thắng lợi, vào tương lại của dân tộc.
“Còn non còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”
Hồi 9 giờ 47 phút ngày 2.9.1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh mất tại Hà Nội sau một cơn đau tim đột ngột, thọ 79 tuổi. Ngày nay thi hài Người được quàn trong lồng kín đặt trong Lăng của Người ở Quảng trường Ba Đình Hà Nội. Một bảo tang lớn mang tên Người được xây dựng gần Lăng. Thành phố Sài Gòn và nhiều đường phố trong các thành phố trên thế giới mang tên Hồ Chí Minh. Những tác phẩm Người được tập hợp và xuất bản thành bộ Hồ Chí Minh toàn tập (10 tập) và rất nhiều tác phẩm của Người trong các lĩnh vực khác nhau được xuất bản. Tháng 11.1987, tổ chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESSCO) đã công nhận Hồ Chí Minh là Danh Nhân Văn Hóa của thế giới.

V.H.L.

TRIỀU NGUYỄN VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI LỊCH SỬ (Một biểu hiện văn hóa ở nửa đầu thế kỷ XIX)



Phạm Hồng Việtß

Thái độ đối với lịch sử của triều Nguyễn được thể hiện trên nhiều mặt.
Trước hết là quan tam đến việc tôn thờ các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Đền thờ cũ đã có, nếu hư thì sửa, nếu hỏng thì làm lại, có quy mô khang trang hơn. Hàng năm, triều đình cho tổ chức lễ hội trang trọng ở đền Hùng, đền Hai Bà Trưng, bà Triệu. Các vua Nguyễn coi trọng việc lập bàn thờ các vị đế vương như Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ, Trân Nhân Tông, Lê Thái Tổ. Ngay năm thứ hai của triều Nguyễn, đền thờ Lý Bát Đế ở Đình Bảng đã được chăm sóc. Nhà nước lấy dân sở tại làm phu để trông nôm miếu và miễn cho ho những lao dịch khác.
Năm 1809, nhân dịp lập miếu cho vua Lê Thánh Tông, Gia Long dụ: “Vua Thánh Tông phá Chiêm Thành, mở đất Phú Yên, đem dân vào ở, công khai thác từ đó làm đầu. Nay nên lập miếu làm nơi sung tự, cho 18 dân làng Phú Xuân làm miếu phu, đến ngày Nhâm mùa xuân, mùa thu, sai quan đến tế”[1].
Ngoài việc lậpđền thờ, triều Nguyễn đã tổ chúc điều tra, xác minh lăng mộ các vị vua và sau đó dựng bia để định vị. Không chỉ là đối với vua chúa, mà cả những anh hùng có công đối với nước với dân như Nguyễn Bặc, Lê Phụng Hiểu,  Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Đinh Liệt, Lê Xí, Hoàng Đình Ái, Phùng Khắc Khoan – triều Nguyễn cũng có cho thờ tại đền Lịch đại đế vương[2].
Năm 1809, Gia Long ban sắc thần cho các xã để thờ làm Thành Hoàng. Năm 1814, lại một lần nữa, nhà vua xem xét các sắc thần để phong tiếp. Triều đình Huế thường xuyên xem xét duyệt các đơn xin thờ Thành Hoàng của các làng xã, sắp xếp thứ hạng các Thành Hoàng làng theo 3 cấp độ công lao: hạ đẳng thần, trung đẳng thần, thượng đẳng thần[3].
Việc thờ cúng các vị anh hung dân tộc và những người có công với dân với nước của triều Nguyễn không đơn thuần hàm chứa ý tưởng tôn giáo mà còn là ý thức trách nhiệm lịch sử.
Thứ hai, các vua triều Nguyễn chăm lo việc viết sử sách. Gia Long (1802 – 1819) đặt vấn đề ghi chép sử thời các chúa Nguyễn lên hang đầu. Triều Nguyễn giao trách nhiệm cho “Sử quán” soạn “Quốc triều thực lục”. Gia Long đặt vấn đề biên soạn lịch sử thời các chúa, Minh Mệnh đặt vấn đề biên soạn lịch sử thời các vua nhà Nguyễn. Đến thời Thiệu Trị (1841 – 1847), từ ngữ sử dụng mang ý nghĩa rõ hơn. Sách “Thực lục tiền biên” chỉ thời các chúa, sách “Thực lục chính biên” chỉ thời các vua[4]. Tự Đức rất quan tâm đến sử học. Nhà vua đã chủ trương biên soạn cho bằng được một bộ sử của nước nhà, của dân tộc từ thời lập quốc cho đến các triều đại về sau. Bộ sách được viết mang tên “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”. Trong bài dụ về việc biên soạn sử của Tự Đức, đề ngày 22/1/1856 có đoạn viết; “Về việc làm sử ấy…định đến đầu năm tới, giao cho đình thần lựa chọn để cử những viên trông coi việc chép Việt sử: Gồm có một viên tổng tài, một viên phó tổng tài, tám viên toản tu, sáu viên hiệu khảo, tám viên đằng tá. Các viên ấy có nhiệm vụ đem sử biên niên các đời trước ra, tham khảo với các truyện ký linh tinh của các nhà trước tác, điều gì trong sử củ còn sót thì bổ sung thêm vào, điều gì sai lầm thì đính chính lại. Việc nào nên chép lại hay nên bỏ đi, việc nào nên khen hay nên chê, đều theo đúng như phương pháp chép sử cương mục của Tử Dương (tức Chu Hy), chép thành toàn bộ “Khâm Định Việt sử thông giám cương mục”
Theo Trần Văn Giáp thì “Trong các bộ sử Việt Nam của ta viết từ xưa, có nhiều bản chữ Hán hay chữ Nôm, bộ “Việt sử thông giám cương mục” do sử quán triều Tự Đức biên soạn, đối với thời đó là một bộ sử đầy đủ nhất và có giá trị nhất: một là về phương pháp ở hoàn cảnh thời gian ấy, tương đối là hoan thiện; hai là tài liệu thu thập được và sử dụng tương đối đầy đủ”[5].
Có thể xem Quốc sử quán như là cơ quan văn hóa lớn nhất của triều Nguyễn ở kinh đô Huế. Nhà vua đã cử những quan to, có tên tuổi, được tin cậy, có khi hang nhất phẩm ở triều đình tham ga biên soạn sách lịch sử như Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn, Hà Duy Phiên, Trần Tiễn Thành, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Khuyến, Phạm Xuân Quế, Nguyễn Thông…Nhiều bộ sách sử hoặc sách có giá trị sử học rất đồ sộ như: “Đại Nam thực lục”, “Đại Nam nhất thống chí”, “Minh Mạng chính yếu”, “Việt sử thông giám cương mục”, “Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ”…đã ra đời dưới triều Nguyễn. Dưới thời Nguyễn cũng đã xuất hiện nhiều tác giả sử học uyên bác như Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định…Các vua triều Nguyễn theo dõi chặt chẽ công việc của Quốc sử quán và đã có nhiều quan điểm sử học tích cực. Ý thức về việc cần viết lịch sử, Minh Mệnh đã xuống chiếu cầu những điểm cũ của các triều trước: “Đời Đế đời Vương ngày xưa, mỗi khi đã dấy nên nghiệp lớn, thì có sử một đời, chép những lời nói việc làm cùng chính sự, để truyền lại đời sau”[6]. “Nước có sử là để tin ở đời nay mà truyền lại đời sau. Tất cả thần công các người dự vào sử cuộc hãy nên cố gắng làm sao cho bút pháp được đúng đắn, việc biên không thiếu sót, lập thành tin sử một đời”[7]. Về việc dựng lập Quốc sử, Minh Mệnh giải thích: “Nếu chẳng có sử sách thì lấy gì truyền lại cho đời sau lâu dài…Trẫm muốn dựng sử quán, sai các bậc nho thần soạn lập bộ Quốc sử thực lục để nêu lên những công cuộc xây dựng nền tảng thịnh vượng để cho đời sau bắt chước vậy”[8].
Trong lời dụ ngày 22/1/1856 về việc biên soạn  sách Việt sử, Tự Đức viết: “Gần đây, việc học Quốc sử, chưa ra mệnh lệnh bắt phải gia công, cho nên học trò đọc sách hoặc làm văn chỉ biết có sử Trung Quốc, ít người đoái hoài đến sử nước nhà! Đạo học sở dĩ chưa được sáng tỏ nguyên nhân chẳng vì sử cũ chưa được đầy đủ đó sao?”[9]. Khi đọc đoạn sử viết về Bà Triệu, Tự Đức đã châu phê: “Con gái nước ta người hùng dũng khác thường. Bà Triệu Âu cũng là người sánh vai với Hai Bà Trưng…Há phải nói chỉ có Trung Quốc là có đàn bà nổi tiếng đâu? Nhưng nói là vú dài thì cũng là quái gỡ, nực cười”[10]. Tự Đức nhận thức ngòi bút sử gia là rất quan trọng. Chính nhà vua cũng tự nhận rằng điều ông viết trong “Khiêm Cung Ký” để tự nhận định về đời mình – đúng hay sai, hay hay dỏ còn tùy ở “sử bút” của hậu thế. “Công việc mà ta đã làm hay hoặc dở thế nào thì đã có ngòi bút của nhà viết sử”.
Tự Đức cũng rất có ý thức lấy việc đời xưa trong quốc sử để nhắn nhủ việc đời nay: “Trẫm nhân đọc Việt sử, thấy việc bậc đại thần triều Lý có Tô Hiến Thành vân mạng tiên đế giúp vua nối ngôi khi còn nhỏ tuổi, lúc ấy biết bao là lời ngọt, tiền của dút mà vẫn không thay đổi tiết lớn, trung can không cướp đoạt. Trẫm rất coi trọng nhân phẩm người đó”[11].
Một số sử gia triều Nguyễn trong “Đại Nam liệt truyện” cũng có những trang viết khá chân thật và hấp dẫn về một số nhân vật quan lại triều Nguyễn. Chân dung Nguyễn Công Trứ dưới thời Minh Mệnh, người có nhiều công lao trong việc tổ chức khai hoang ở vùng duyên hải Bắc Bộ được phác họa khá chân thật.
“Công Trứ là người trác lạc, có tài khí, có tài làm văn, càng giỏi về quốc âm, làm thi ca rất nhiều, khí hào mại, phổ đầy trong âm luật, đến nay hãy còn truyền tụng. Trứ làm quan thường bị bãi cách rồi được cất nhắc lên ngay: tỏ sức ở chiến trường nhiều lần lập được công chiến trận.
Buổi đầu Trứ lĩnh chức doanh điền, sửa sang mới có trong một năm mà các việc đều có đầu có mối, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, thành ra mối lợi vĩnh viễn. Sauk hi Trứ mất, các huyện ấp ông lập đều dựng đền để thờ”[12].
Tuy nhiên, việc gắn bó giữa quá khứ và hiện tại ở thời Nguyễn cũng có những mặt trái và những biểu hiện tự mâu thuẫn. Một mặt lập đền thờ, định vị lăng mộ các vua chúa và những người có công trong lịch sử, viết những lời tốt đẹp về các vua Lê…mặt khác các vua triều Nguyễn không thể vượt lên những hạn chế rất tầm thường, đã quật mộ Nguyễn Huệ, trả thù hèn mạt những người rất có công với nước, từng đánh bại quân xâm lược ở Rạch Gầm – Xoài Mút, ở Thăng Long – Đống Đa. Theo sự chỉ đạo của các vua triều Nguyễn, một số sử gia triều Nguyễn không tiếc lời bô nhọ Nguyễn Huệ (một người nổi tiếng cứu nước) và đề cao biện hộ cho Lê Chiêu Thống. Đại Nam thực lục, Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam hội điển sử lệ…được viết trước hết là vì triều Nguyễn. Trong danh sách những người đáng tôn thờ mà triều Nguyễn liệt kê, có không ít những người có công với dân tộc, nhưng chủ yếu là những người có công xác lập quyền thống trị của triều Nguyễn, những người này được lập miếu thờ “miếu thờ Lương, miếu thờ trung nghĩa….”.
Quốc sử quán triều Nguyễn đã bỏ nhiều công sức để biên soạn “Đại Nam liệt truyện” gồm 87 cuốn, hơn 2000 trang. Cũng giống như nhiều bộ sách đồ sộ khác ra đời dưới triều Nguyễn. “Đại Nam liệt truyện” đã cung cấp cho đời sau nhiều nguồn tư liệu cần thiết để hiểu thêm lịch sử Việt Nam dưới thời các chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Tuy nhiên bộ sách này đã bộc lộ ý đồ tôn vinh và củng cố vương quyền dòng ho của triều Nguyễn một cách lộ liễu.
Chịu sự chi phối sâu sắc của những quan điểm Hán Nho và Tống Nho, các tác giả của “Đại Nam liệt truyện” đã liệt kê tỉ mỉ các hậu phi, hoàng tử, công chúa, tôn thất, quan lại, các “liệt nữ” (đàn bà tiết liệt), “ngụy Tây” (các nhân vật thời Tây Sơn), các “nghịch thần” (Nông Văn Vân, Cao Bá Quát…), đã thể hiện nhất quán sự tuân thủ tuyệt đoối quyền lực của vua chúa triều Nguyễn.
Dưới chế độ phong kiế, quyền lợi của dân tộc phần nào gắn với quyền lợi dòng họ đang cầm quyền. Tuy nhiên trong thái độ đối với tiền nhân và quá khứ, có khi các vua Nguyễn đứng ở góc độ quyền lợi của dòng họ cao hơn là đứng ở góc độ dân tộc. Chính điểm này là bộc lộ điều hạn chế rất đáng tiếc tác dụng “giáo dục lịch sử” ở đầu thế kỷ XIX, cho dù Minh Mệnh có mong cho “bút pháp của sử gia được đúng đắn, vựng biên không thiếu sót”.
Khác với Nguyễn Ái Quốc khi ca ngợi Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương đã biểu lộ tinh thần dân tộc và lòng yêu nước thì “Đại Nam liệt truyện” của triều Nguyễn đã viết về những vụ “tội trạng” này trước hết là với mục đích tôn vinh và củng cố ngai vàng phong kiến. Nguyễn Tri Phương chỉ huy giữ thành Hà Nội. Thành bị hạ, Tri Phương bị thương, nhịn ăn mà chết. Tự Đức phán: “Ngay thành ấy mà không giữ được. Phương về nghĩa không chịu nhục, rồi mang chí mà chết. Vì khoảng viên ấy không biết khéo làm, dáng xét tội gì Trẫm đã gieo cho công luận, hãy đợi sẽ chuẩn cho thi hành”, và “chuẩn cho Phương được thờ đền trung nghĩa[13].
Hoàng Diệu “tính cương trực, làm quan thanh liêm, liêm sự quyết đoán, có phong độ bậc đại thần. Ngày Diệu làm tổng đố Hà Ninh, vua thấy Diệu có mẹ già, ban cho sâm quế bạc sa để an ủi, thực là đặc ơn vậy”.
Mặc dù Tự Đức có trách học trò “chỉ biết đến cổ sử Trung Quốc”, nhưng khi phải viện dẫn sách quá khứ để soi sáng hiện tại, các vua nhà Nguyễn cũng thiên bàn về Nghiêu, Thuấn, Chu Công, Đường Minh Hoàng, Dương Phi[14]. Ngay cả việc biên soạn “Việt sử thông giám cương mục”, Tự Đức cũng yêu cầu sử gia phải “đúng theo phương pháp của Chu Hy”.
Trong thái độ đối với lịch sử, triều Nguyễn có khoảng cách quá xa đối với các bậc tiền bối, nếu nhớ lại lời Lê Thánh Tông từng ra lệnh cho các tướng: “Kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị nặng”[15]. Hoặc như Quang Trung, đã từng biết huy động sức mạnh truyền thống lịch sử để bảo vệ đất nước, khi trên đường hành quân chống lại quân Thanh xâm lược, tại buổi lễ duyệt binh ở Nghệ An đã nhắc lại trước ba quân chiến công giữ nước của Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ[16].
Khi tiếp cận với dân tộc Việt Nam trong âm mưu xâm lược, thực dân Pháp đã vấp phải một dân tộc có truyền thống lịch sử phong phú và có nền văn hiến lâu dài. Bề dày lịch sử đó “không chỉ riêng dân tộc ta mới có, nhưng không phải bất cứ nơi nào cũng có. Chúng ta chỉ cần nhớ lại tư bản phương Tây chinh phục châu Phi và một số vùng châu Á trước đó, sẽ thấy rõ điều này”[17].
Trong nhiều lý do mà triều Nguyễn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về việc để mất nước, có một lý do là triều Nguyễn không huy động được sức mạnh lịch sử dân tộc, sức mạnh truyền thống, mặc dù triều Nguyễn rất chú ý lịch sử, có một “Quốc sử quán” đồ sộ, và mặc dù Tự Đức thường răn dạy “Học thấu triệt là để ra dùng việc”. Phải chăng vì ở đây “hành” chưa đi liền với “nhận thức” hay vì triều Nguyễn chí trọng lịch sử, nhưng mới chỉ coi trọng lịch sử của vương triều Nguyễn là chủ yếu mà chưa thấu triệt đầy đủ lịch sử của cả dân tộc.




ß Khoa Lịch sử, ĐHSP Huế
[1] Quốc triều chính biên toát yếu, Sài Gòn 1971, tr 70.
[2] Nguyễn Văn Kiệm, Chính sách tôn giáo của nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, NCLS số 6 (271), tr. 26.
[3] Sđd, tr. 26.
[4] Đại Nam thực lục chính biên gồm 13 quyển (2 cuốn), chép các sự việc của chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng – 1558 đến Cảnh Hưng thứ 38. Đại Nam thực lục chính biên gồm 66 cuốn, mỗi đời là một kỷ. Xem Trần Văn Giáp: “Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập I, NXB Văn hóa, 1998, tr. 137 – 138. Một số nhà sử học cho rằng Đại Nam thực lục là bộ sử đầy đủ và hoàn chỉnh của một triều đại quan chủ viết về mình.
[5] Sđd, tr. 155.
[6] Minh Mệnh chính yếu, Tập I, XB ở miền Nam 1972, tr. 61.
[7] Sđd, tr. 63.
[8] Sđd, tr. 62.
[9] Việt sử thông giám cương mục. Bản dịch của Ban NCVSD, NXB VSD, tập I, Hà Nội, 1957, tr. 11 – 12.
[10] Dẫn lại của Phan Thuận An, Sđd, tr. 99.
[11] Tự Đức thánh chế văn tạp tập, QX – XII – XIV, XB ở miền Nam, tr. 52.
[12] Quốc sử  Quán triều Nguyễn, Đại Nam liêt truyện, NXB Thuận Hóa, Huế 1993, tập 3, tr. 390.
[13] Đại Nam liệt truyện, Sđd, tr. 461 – 462.
[14] Minh Mệnh chính yếu, tập II, Sđd, tr. 11, 19, 22, 18.
[15] Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục (chính biên), tập XI.
[16] Dẫn lại lịch sử Việt Nam, tập I, UBKHXH, Hà Nội, 1971, tr. 352.
[17] Hồ Song, Thử nhìn lại sự thật của nhân dân ta nửa sau thế kỷ XIX trong tập san “Triều Nguyễn – Những vấn đề lịch sử tư tưởng và văn học”, ĐHSP Huế, 1993, tr. 39.

HỌC LẠC (Nguyễn Văn Lạc, 1842 – 1915)


Nhà thơ trào phúng ở miền Nam, tên thật là Nguyễn Văn Lạc, biệt hiệu Sầm Giang, quê ở xã Mỹ Chánh, tỉnh Định Tường. Ông là người thông minh, học giỏi nhưng thi không đậu (cũng có tài liều nói là ông học giỏi nhưng không đi thi). Trước sau ông vẫn là người học trò nên thường được gọi là Học Lạc. Ông vóc người nhỏ, thấp, nước da trắng, không râu, tiếng nói sang sảng như chuông. Học Lạc không những giỏi về thơ văn mà còn thảo cả về đàn, họa, biết nghề bốc thuốc và bói Dịch.
Khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ (1861), con đường khoa cử dở dang, ông dời về sống ở chợ Thuộc Nhiêu (tỉnh Định Tường) mở trường dạy học và bốc thuốc sống qua ngày. Tuy không trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng ông là một trong những nhà nho đầu tiên bày tỏ thái độ bất hợp tác với chính quyền thực dân.
Thơ của Học Lạc có nhiều bài phản ánh cuộc sống nơi quê hương của ông như bài Mỹ Tho tức cảnh, Thuộc Nhiêu tức cảnh. Ông sáng tác nhiều bài thơ trào phúng để đả kích nhóm hợp tác với thực dân Pháp, bọn cường hào và các hương chức hống hách như bài Ông làng hát bội, Chó chết trôi, Ngồi trăng hoặc Con tôm:
Chẳng phải vương công chẳng phải hầu,
Học đòi đái kiếm lại mang râu.
Khoe khoang mắt đỏ trong dòng bích,
Chẳng biết mình và cứt lộn đầu”.
Có lần vào ngày lễ Kỳ Yên, Học Lạc đem mâm xôi ra đình cúng. Thay vì đề chức tước, tên họ, ông chỉ ghi hai chữ “Thằng Lạc”. Hương chức thấy thế liền sai bắt phạt. Ông làm bài Tạ hương đảng để thanh minh cho mình.
Ông mất năm 1915 thọ 73 tuổi.

L.V.N.

Thursday, May 26, 2016

TRIỀU NGUYỄN VÀ VĂN HÓA TRIỀU NGUYỄN (Vấn đề và cách nghĩ)



GS Nguyễn Đình Chú

1. Dù không phải là người chuyên về sử học nhưng theo dõi tình hình sử học của nước nhà trong hơn nửa thế kỷ qua, tôi vẫn thấy vấn đề triều Nguyễn là một vấn đề vào loại gây cấn nhất. Ở đây sự bất đồng chính kiến không chỉ của các sử gia mà kể cả một số chính khách khi có chuyện phải đụng đến triều Nguyễn đã khá rõ rệt, cũng có thể nói là khá gay gắt. Tuy nhiên, cũng có một sự thật là theo thời gian, với độ lùi của tâm lý nhận thức của nhiều người, xu hướng giảm nhẹ sự bất đồng, để xích lại gần nhau trong cách đánh giá triều Nguyễn cũng đã diễn ra đáng kể. Mặt dù để có một sự thống nhất cao độ trong nhận thức về triều Nguyễn tạo thuận lợi cho việc giảng dạy về triều Nguyễn trong nhà trường phổ thong cũng như đại học, cũng chưa phải đã hoàn toàn đơn giản.
            Với việc đổi mới nội dung giảng dạy triều Nguyễn trong nhà trường không thể không bắt đầu từ việc giải quyết lại việc đánh giá triều Nguyễn trên phương diện khoa học lịch sử. Xuất phát từ ý nghĩa tự thấy là vô cùng quan trọng đó, chúng tôi xin được phát biểu về triều Nguyễn và văn hóa triều Nguyễn dưới dạng nêu vấn đề và đưa ra cách nghĩ về vấn đề đó, với mục đích trực tiếp chưa phải là để có kết luận cuối cùng, mà đang ở trạng thái nêu vấn đề và tìm cách nghĩ sao cho thỏa đáng trước các vấn đề đươc nêu. Hy vọng rằng đây là cách tối ưu để tìm ra kết luận tối ưu. Cũng xin nói thêm những vấn đề được nêu lên sau đây không chỉ là vấn đề thuộc vai trò chính trị xã hội triều Nguyễn mà còn là thuộc vấn đề văn hóa triều Nguyễn. Chúng tuy hai nhưng là một, tuy một nhưng là hai. Do đó phải đặt cả hai để xem xét cùng một lúc.
            2.1. Trước hết phải thấy một sự thật là trước Cách mạng tháng Tám 1945, nhìn chung, trong tình hình học thuật của nước nhà chưa có thái độ phê phán gay gắt triều Nguyễn. từ sau 1945 cho đến trước 1975, tại các đô thị bị chiếm đóng, nói chung cũng không lên án triều Nguyễn, thậm chí với các ông vua này, vua khác của triều Nguyễn vẫn được đề cao. Trong tình hình chung đó, phần viết về triều Nguyễn của học giả Trần Trọng Kim trong “Việt Nam sử lược”  dường như đã được dư luận phần đông coi là đáng chú ý hơn cả. Các sử gia ở miền Nam sau 1945 trước 1975 về quan điểm xem ra cũng không có gì khác đáng kể so với Việt Nam sử lược. Triều Nguyễn bị lên án gay gắt là thuộc về phạm vi sử học từ sau cách mạng tháng Tám 1945. kể ra thì không phải đến thời đại sử học mác xít, triều Nguyễn mới bị lên án. Phan châu Trinh đã chẳng lên án chế độ phong kiến nói chung trong đó có triều Nguyễn, khi cụ nói: “Vua là quốc tặc” (vua là thằng giặc nước). Phan Bội Châu, trong “Việt Nam vong quốc sử” cũng chẳng đã nói “Nguyễn triều của Việt nam cũng như Mãn Thanh của Trung Quốc đều là phường chó chết cả”. trong “Hải ngoại huyết thư” , cụ cũng đã viết:
            Cơm ngự thiện, bữa ngàn quan
            “Ngoài ra dân đói dân tàn mặc dân
            Hỏi đến kẻ phùng quan du mị
Hỏi đến người kiều mỹ cung phi
            Còn dân khốn khổ trăm bề
            Cầm như tai mắt chẳng nghe thấy nào…
            Khi giặc đến người trong phản trước.
Đem của dân vạch chước hòa thân
Dần lâu các tỉnh mất dân
Mười phần thổ địa nhân dân coi gì…?
Ngược thời gian lên cuối thế kỷ XIX, cũng thấy thái độ lên án triều Nguyễn được thể hiện trong văn chương của các sĩ phu yêu nước và dân gian không ít, triều Nguyễn bị lên án gay gắt vó nhiều lý lẽ, mặc dù đến nay chính giới sử học mác xít, chưa phải là tất cả, nhưng đã có một bộ phận đang làm công việc điều chỉnh lại cách đánh giá triều Nguyễn ở các mức độ khác nhau. Người có chừng mực, người quá khích, cực đoan.
2.2. Vì lẽ gì, triều Nguyễn bị lên án? Triều Nguyễn bị lên án như thế nào? Vời thơ văn yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX, động cơ phê phán là vì độc lập dân tộc. Triều Nguyễn không dám chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc, lại  còn thỏa hiệp với thực dân Pháp nên bị phê phán. Nội dung phê phán này hầu như không lien quan gì đến vấn đề chính trị phong kiến. Còn những điều phê phán của các chí sĩ cách mạng  đầu thế kỷ XX thì ngoài quan điểm độc lập, ít nhiều còn do sự thay đổi quan điểm về chế độ chính trị xã hội. Nghĩa là ở đây do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản mà có them sự phê phán triều Nguyễn vốn là một vương triều phong kiến. Sự lên án của người mác xít đối với triều Nguyễn sở dĩ triệt để hơn là còn liên quan tới vấn đề có tính chất qui luật trong lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử các nước trên thế giới là sự phủ nhận của chế độ vừa được thay thế đối với chế độ vừa bị thay thế từ hai nguyên nhân: Chế độ cũ đã thối nát đến mức bị thay thế, do đó nó bị phê phán cũng là hợp lệ; Chế độ mới vừa được thiết lập là rất cần được khẳng định bằng nhiều cách, nhiều hướng trong đó có mộ cách, một hướng phủ nhận, lên án chế độ cũ trực tiếp của mình. Điều này đã quá rõ đối với các sử gia, xin miễn dẫn chứng. Vậy thì triều Nguyễn đã bị các sử gia mác xít kết tội như thế nào? Triều Nguyễn đã bị kết án về mấy tội lớn như sau:
- Thứ nhất là tiêu diệt đoạt thành quả của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, triều đại Tây Sơn mà dưới con mắt của các sử gia mác xít là một cuộc khởi nghĩa, một vương triều đã có công lao rất lớn đối với lịch sử: Chiến thắng thù trong giặc ngoài, thống nhất đất nước, mở ra triển vọng đưa đất nước chuyển từ hình thái xã hội phong kiến sang hình thái xã hội tư bản.
- Thứ hai là tái lập chế độ phong kiến với một trạng thái phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đây là tội ác kéo lùi, bẻ cong lịch sử đang trên đà tiến lên.
- Thứ ba là tội ác cõng rắn cắn gà nhà, bán rẽ chủ quyền của đất nước cho thực dân Pháp, làm tay si bù nhìn cho giặc ngoại xâm.
2.3. Hôm nay, trong không khí đổi mới chung của đất nước, trong đó có đổi mới tư duy khoa học, liệu có thể mở lại phiên tòa vụ án triều Nguyễn này không? Và nếu có thì sẽ nói lại được như thế nào? Việc đó xin trông nhờ vào các sử gia. Người viết bài này chỉ xin nêu câu hỏi và mong muốn được trả lời như sau:
- Câu hỏi thứ nhất: Tại sao chỉ tập trung lên án triều Nguyễn bằng cách tách hẳn triều Nguyễn với họ Nguyễn? mà họ Nguyễn trước khi có triều Nguyễn đã là gì đối với bờ cõi non nước Việt Nam ba trăm năm nay và mãi mãi còn là gì? Nếu gắn triều Nguyễn với họ Nguyễn tổ tiên của họ thì liệu có khác gì khi đánh giá triều Nguyễn dù ít dù nhiều.
- Câu hỏi thứ hai: Nói triều Nguyễn tiêu diệt cướp đoạt thành quả của Tây Sơn, nhưng Tây Sơn nào? Tây Sơn Quang Trung hay Tây Sơn Quang Toản? Mà Tây Sơn Quang Toản là thế nào đối với Tây Sơn Quang Trung? Có đúng thời đại Quang Trung dù là vẻ vang cao độ đến thế nào nhưng cũng không tránh khỏi sớm nở tối tang hay không? Với triều đại Quang Toản, liệu còn có thể nói đến những triển vọng, trong đó có triển vọng đưa đất nước chuyển từ hình thái phong kiến sang hình thái tư bản nữa không? Từ kết quả trả lời chính xác khách quan cho câu hỏi lịch sử này thì cách nghĩ về tội của triều Nguyễn sẽ có khác gì trước?
- Câu hỏi thứ ba: Nói phong kiến triều Nguyễn phản động là có căn cứ, như: đàn áp nông dân khởi nghĩa, bế quan tỏa cảng, trọng nông ức thương, phục hồi Nho giáo, xây dựng chế độ tập quyền cản trở trào lưu nhân đạo, dân chủ vừa nảy nở ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII… Nhưng hôm nay, với từng cái tội cụ thể đó, liệu có thể nghĩ khác đi chút nào không?...Ví dụ đối với vấn đề phục hồi Nho giáo thì đã có một sự thật là: gần đây, không chỉ ở nước ngoài, ở Trung Quốc (quê hương của Nho giáo), mà cả nước ta, những người có tinh thần độc lập trong suy nghĩ, nhìn rộng ra thấy được tình hình đối xử đúng mực với Nho giáo trong thế kỷ rưỡi qua ở Nhật Bản, kể cả Hàn Quốc sau này…và gần đây nhất ở Trung Quốc, với chủ trương dạy lại Nho giáo trong nhà trường…thì chúng ta sẽ nghĩ như thế nào trước sự lên án, phỉ báng Nho giáo trong thời kỳ trước đâyở nước ta và nghĩ như thế nào về cái gọi là tội phục hồi Nho giáo phản động của triều Nguyễn? Tính chất phản động của triều Nguyễn lại còn gắng liền với các ông vua của triều Nguyễn: Gia Long, Minh Mệnh, Tự Đức, Hiệp Hòa, Khải Định, Bảo Đại…Nhưng, với phần lớn các ông vua triều Nguyễn từng bị lên án gay gắt thì gần đây nhiều sách báo nhận định khác hoặc nhiều ít thì ta sẽ nghĩ sao khi nói đến triều Nguyễn? Chúng ta từng kết tội Gia Long cõng rắn cắn gà nhà vì đã cho con là Hoàng tử cảnh theo bá Đa Lộc sang cầu viện Pháp, tạo điều kiện cho Pháp xâm lược về sau. Quả có như thế, nhưng nếu đặt nó trong tình hình lịch sử chung xưa nay, không riêng gì trường hợp Gia Long cầu viện Pháp mà còn biết bao trường hợp khác, cần được hiểu thế nào cho thỏa đáng nhất, một khi đã hiểu hết độ sâu của sự sống vốn vô cùng phức tạp? Còn với Minh Mệnh từng bị lên án về tội độc đoán, đàn áp nông dân khởi nghĩa thì trong những năm gần đây lại có nhiều bài viết theo hướng đề cao công lao củng cố nền tảng thống nhất quốc gia, mở địa bàn của Tổ quốc, kể cả công lao mở mang kinh tế, mặc dù không cưỡng lại được vận nước trong cơn bế tắc. Cách nghĩ mới về Minh Mệnh như thế là đúng hay sai? Có lien quan gì đến việc đánh giá triều Nguyễn dù chỉ trong phạm vi một triều vua?Riêng với Tự Đức là ông vua bị lên án gay gắt nhất về tội để mất nước thì cũng gần đây sách báo nói về ông xem ra cũng có khác trước theo hướng giảm đẳng tội lỗi. Đặc biệt, trong cuốn “Tư tưởng phương Đông – gợi những điểm nhìn tham chiếu” của học giả Cao Xuân Huy (giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I)lại đã viết: “phải trải qua nửa thế kỷ xây dựng nhà Nguyễn mới hình thành được một ông vua có tầm vóc tư tưởng và văn hóa như Tự Đức. Trong lịch sử chế độ phong kiến tự chủ độc lập về bản lĩnh văn hóa có thề so sánh Tự Đức với ông vua thứ tư triều Hậu Lê: Lê Thánh Tông” (trang 198). Đặt Tự Đức lên địa vị như thế, đúng hay sai? Nếu đúng thì ta sẽ nghĩ gì khác về ông vua này như đã nghĩ một thời, dù ít hay nhiều?
- Câu hỏi thứ tư: Về cái tội để mất nước của triều Nguyễn thì quả không ai có thể tha bổng cho Tự Đức. cho triều Nguyễn. Nhưng về cách luận tội thì có thể có gì khác trước chăng? Cách lên án gay gắt và cũng đơn giản là chỉ biết rằng giặc xâm lăng mà không kiên quyết chống lại, để mất nước sau đó quay ra hợp tác với giặc thì phải kết tội nặng. Thế thôi. Nhưng cũng với cái tội đó, liệu có thể nghĩ them: việc Pháp xâm lược Việt Nam và Việt Nam bị mất nước lúc này còn là sự đụng độ của hai quốc gia như với bất cứ cuộc xâm lăng nào đã có trong lịch sử, và ở đây còn là sự đụng độ giữa hai khu vực, phương Đông và phương Tây, giữa hai hình thái xã hội, một bên là tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển, một bên là phong kiến nông nghiệp lạc hậu. Mà với tư bản chủ nghĩa thì như trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác – Engghen đã nói: một trăm năm phát triển của tư bản chủ nghĩa đã tạo ra một khối lượng của cải vật chất bằng hàng ngàn năm phong kiến cộng lại. Vả chăng, ở giữa thế kỷ XIX, có riêng gì Việt Nam mất nước. Hầu hết các nước trong khu vực, chỉ trừ Nhật Bản và Xiêm là không mất. Ngay cả Trung Hoa, tuy không mất nước hoàn toàn nhưng có người chẳng đã ví Trung Hoa cuối thế kỷ XIX chẳng khác gì một con voi già bị các chú sói con kéo đến,con gặm tai, con khoét bụng, con rỉa tay rỉa chân rất nhục nhã đó sao. Trong bối cảnh lịch sử chung như thế, liệu ai là người Việt Nam có thể là người chéo chông đưa đất nước thoát khỏi họa xâm lăng? Các nhà Cần Vương chống Pháp xâm lược, oanh liệt, kiên cường rực sang đến trời cao nhưng thất bại hoàn toàn. Với thực tế đó, liệu có thể đề cao theo kiểu một chiều là chỉ căn cứ vào động cơ mà không cần nghĩ đến hiệu quả, hay là căn cứ vào cả hai điều, vừa động cơ vừa hiệu quả? Hai kiểu nghĩ đó hẳn là có lien quan tới mức định tội Tự Đức, định tội triều Nguyễn. Hôm nay chúng ta cần chọn cách nghĩ khách quan hoa học hơn.
2.4. Riêng về vấn đề văn hóa triều Nguyễn, sơ bộ cũng có thể nói những điều như sau. Một khi triều Nguyễn đã bị lên án nặng nề, thì văn hóa triều Nguyễn cũng phải chịu chung số phận đó. Mà việc phủ nhận văn hóa triều Nguyễn, trong các lý lẽ đã có, hẳn cũng có nhiều điều hôm nay cần được nghĩ lại, thậm chí có cả cách xử sự mà có thể nói thẳng là không ổn, Ví dụ: ai cũng biết Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều vào khảng 1814 – 1815 (cách phỏng đón phổ biến) nhưng nói về hoàn cảnh ra đời của truyện Kiều thì sách miền nam vẫn coi đó là văn học Triều Nguyễn, còn sách miền Bắc thì coi như là của giai đoạn trước với lý lẽ nói ra hoặc không nói ra là: triều Nguyễn phản động thì làm sao mà là cơ sở xã hội cho sự ra đời của kiệt tác Truyện Kiều được. Lại nữa: với các công trình học thuật của Quốc sử quán triều Nguyễn, những Việt sữ thong giám cương mục, Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam thực lục…còn không được đề cao giá trị hoc thuật vì đây là văn hóa phẩm triều Nguyễn? Triều Nguyễn, trên phương diện văn hóa đã bị các học giả mác xít một thời kết luận là củng cố ý thức phong kiến thống  trị đã lỗi thời, thiển cận không dám đón nhận tư tưởng, văn minh phương Tây để duy tân như Nhật Bản…Trước là vậy, nhưng gần đây lại khác. Tập san nghiên cứu triều Nguyễn của Thừa Thiên Huế lại đã có một nhận định mà đến nay chưa thấy ai phản bác rằng: Văn hóa triều Nguyễn là văn hóa rực rỡ nhất trong lịch sử văn hóa Việt Nam thời trung đại. Bình tĩnh để xem lại mà xem, sử học thời Nguyễn là thế nào so với sử học trước đó? Về văn học, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Lý Văn Phức, Tùng Thiện Vương, Tuy Ly Vương…và biết bao nhiêu tác giả lớn khác mà hiện nay ta chưa đủ sức khám phá hết, không phải là sản phẩm thuộc triều Nguyên đó sao? Hãy giở đọc lại cuốn Lược truyện các tác giả Việt Nam để thấy và để nghĩ một khi biết rằng ở phần thế kỷ XIX (Nguyễn) đã có 268 tác gia trong tổng 647 tác gia của suốt 9 thế kỷ. Riêng trong phạm vi giới quý tộc gia đình vua chúa của chính vương triều Nguyễn, hỏi đã có vương triều, có giới đại quý tộc nào trước đó có lắm người giỏi văn chương, học thuật đến thế chưa?
Về giáo dục cũng cần xem them cái gọi là nạn sách vở phù phiếm của việc học tập, thi cử bằng cách học lại một số đề thi văn sách thi Đình do vua Tự Đức ra. Chúng ta sẽ nghĩ gì khi thấy trong đề ra, Tự Đức đã hỏi, đã yêu cầu thí sinh biện giải về vần đề thuộc quốc gia đại sự đang rất nóng bỏng bấy giờ ví như các vấn đề: “Giặc đang âm mưu xâm lược, ta đối phó thế nào?”; “Giặc Pháp đã xâm chiếm lãnh thổ đất nước, ta nên hòa để duy tân, ta nên bắt chước Nhật Bản không?”; “Học theo phương Tây thì làm thế nào bảo vệ duy trì bản sắc dân tộc?”… Tự Đức đòi hỏi: “Trẩm yêu cầu các ngươi phải thực lòng nói ra những ý nghĩ của mình. Nói dối là trẫm biết đấy…”

Đúng là một thời, chúng ta, ở người này người khác, có lúc đã rơi vào tình trạng làm học thuật theo tâm lý cực đoan, phủ nhận sạch trơn. Tôi chưa nói là mọi ý kiến nêu lên hôm nay với triều Nguyễn, với văn hóa triều Nguyễn trong đó có phần nào có ý kiến của tôi dù chưa nói toạc ra nhưng cũng đã ló lộ là tiếng nói cuối cùng. Tôi chỉ muốn nói them rằng trong các biện giải, không nên đồng nhất hai khái niệm; triều Nguyễn và văn hóa triều Nguyễn dưới các vua Nguyễn. bởi vương triều Nguyễn và văn hóa của vương triều chưa phải là tất cả, còn có dân tộc, nhân dân trong thời đại có vương triều đó, có các ông vua đó. Mà ngay với khái niệm ông vua, cũng cần có cách nghĩ khác sao cho khách quan hơn, cầu thị hơn. Nói chung là phải nghiên cứu với tính chất thực sự nghiên cứu, thực sự đến nơi đến chốn thì mới kết luận khoa học đích đáng mới được. Và không nên quên cái gọi là khoa học cũng là chuyện đi tìm đúng theo nghĩa từ RECHERCHE trong ngôn ngữ Pháp