Friday, April 1, 2016

TRIỀU NGUYỄN – SAU 200 NĂM NHÌN LẠI

PGS. TS. Đỗ Bang¯

            Ngày 31 tháng 5 năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi đặt niên hiệu Gia Long đóng đô ở Huế mở đầu cho vương triều Nguyễn với 13 đời vua, tồn tại 1443 năm (1802 – 1945). So với vương triều Lý (1010 – 1225) và vương triều Trần (1225 – 1400), triều Nguyễn trị vị không dài hơn, nhưng lại giữ vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc. Đây là thời kỳ đầy biến động và phân hóa sâu sắc trong lịch sử nước nhà, là tấm gương phản chiếu của hang ngàn năm chế độ quân chủ phong kiến Việt Nam và là đêm trước của công cuộc giành độc lập và xây dựng đất nước hiện nay.

            I. VỀ VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA TRIỀU NGUYỄN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

            Kế tiếp triều Tây Sơn, vương triều Nguyễn cho xây dựng kinh đô Huế quy mô rộng lớn và kiên cố hơn, hoàn toàn thành công cuộc thống nhất về lãnh thổ và chính quyền, tạo thế ổn định để xây dựng đất nước sau chiến tranh.
            Triều Nguyễn xây dựng một đế quyền vững mạnh và chặt chẽ từ trung ương đến tận làng xã, hải đảo và biên giới. Thông qua việc tổ chức địa bạ, triều Nguyễn có một phương thức quản lý kết hợp giữa xã hội, kinh tế, tàu chính, lãnh thổ, chính quyền và luật pháp tốt nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Với một chính quyền mạnh, triều Nguyễn đã có một phương thức điều phối quan chức hợp lý, hạn chế được nạn cát cứ, cục bộ địa phương, nạn tham nhũng, buôn bán thuốc phiện và các hang quốc cấm.
            Triều Nguyễn có ý thức xây dựng một nền văn hóa dân tộc, một chính sách giáo dục, khoa cử và đào tạo quan lại quy cũ, một nền quốc sử hoàn chỉnh và quy mô, dể lại những di sản vô giá cho hậu thế.
            Tiều Nguyễn có nhiều chính sách khẩn hoang phong phú, sang tạo và thích hợp, đã giải quyết mâu thuẫn về ruộng đất và nạn nhân mãn ở nông thôn, giải phóng sức sản xuất góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, bảo vệ trị an ở vùng đất mới. Sự mở mang, phát triển ruộng đất ở miền Nam và một số huyện duyên hải miền Bắc cùng một số tỉnh ở trung du miền Trung là những thành quả to lớn của Nguyễn được nhân dân đồng tình ủng hộ. Cùng với chính sách khẩn hoang; chính sách giao thong – thủy lợi của triều Nguyễn nhất là ở miền Nam và một số tỉnh miền Trung đã có những tác dụng thiết thực trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân, đã làm thay đổi diện mạo của đất nước là những thành tựu có ý nghĩa để chúng ta kế tục xây dựng ngày hôm nay.
            Triều Nguyễn cũng là thời kỳ khởi phát của những chuyến tàu viễn dương thương mại và quan hệ quốc tế với nhiều nước trong khu vực và châu Âu, mở ra một tầm nhìn thế giới từ nửa đầu thế kỷ XIX. Xây dựng thành trì kiểu Vauban dưới triều Gia Long làm Việt Nam trở thành nước tiên phong trong thế giới phương Đông thực hiện được “cuộc cách mạng thành lũy” của mình.

            II SAU 200 NĂM NHÌN LẠI

            Hơn 10 năm qua, đánh dấu một thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu về triều Nguyễn và khôi phục những giá trị văn hóa thời Nguyễn được nhìn nhận đúng đắn hơn, khách quan hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, thảo luận để làm sang tỏ thêm.
            1. Vấn đề thống nhất đất nước
            Các ý kiến cho rằng: Công lao thống nhất đất nước là do một mình Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh đều không đúng. Công cuộc thống nhất đất nước là của cả dân tộc và diễn ra trong một quá trình đấu trang lâu dài và gian khổ, không kém gì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau hơn hai thế kỷ nội chiến và chia cắt, công cuộc thống nhất đất nước vào thế kỷ XVIII trở thành một xu thế vủa lịch sử. Sự kiện quan trọng nhất đất nước vào thế kỷ XVIII là sự kiện Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn sau khi đánh thắng quân Xiêm, loại bỏ thế lực của chúa Nguyễn vào năm 1785 ở chiến trường miền Nam, mùa hè năm 1786 ra Phú Xuân rồi ra Thăng Long lật đổ chúa Trịnh, đại phá quân Thanh, xóa bỏ Đàng Trong – Đàng Ngoài, thực hiện được khát vọng của nhân dân.Nguyễn Huệ lại tiếp tục củng cố nền thống nhất đất nước nhưng vẫn không vượt qua được hạn chế của hoàn cảnh lịch sử. Đó là việc tồn tại hai niên hiệu, hai chính quyền Tây Sơn của Thái Đức và Quang Trung ở hai vùng kiểm soát khác nhau. Năm 1792, vua Quang Trung chuẩn bị kế hoạch hợp nhất lực lượng với vua anh là Thái Đức để đánh quân Nguyễn ở Gia định, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước, thì nhà vua bị bệnh đột ngột qua đời, để lại một sự nghiệp thống nhất dở dang. Nguyễn Anh sau khi chiếm được Phú Xuân, năm 1802 lên ngôi ở Huế và cho quân ra Bắc đánh bại vương triều Tây Sơn, mới hoàn thành công cuộc thống nhất đất nướ.
            2. Vấn đề độc lập dân tộc
            Một số ý kiến muốn đặt lại vấn đề Nguyễn Ánh “cõng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi về dày mả tổ” rong bối cảnh chế độ quân chủ để có cách nhìn thỏa đáng hơn. Nhưng nhìn chung hành động cứu viện của Nguyễn Ánh để 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta vào năm 1784-1785 với những hậu quả của là không thể chạy tội trước lịch sử. Hiệp ước Versaills đã được ký kết giữa Pháp và Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine ) người đại diện Nguyễn Ánh đi sang Pháp để xin cầu viện tuy không được thực thi, nhưng Nguyễn Ánh đã nhờ quân đội, phương tiện và chiến phí Phương Tây, do Bá Đa Lộc vận động góp phần, chiến thắng quân Tây Sơn. Đây cũng là lý do để xem xét động cơ và duyên cớ sau này mà thực dân Pháp xâm lược nước ta.
            Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Gia Long có thái độ thận trọng hơn đối với các nước Phương Tây; vì tiếp xúc nhiều nên nhà vua thừa hiểu bản chất và dã tâm của họ. Từ việc hạn chế giao thiệp với phương Tây của Gia Long đến thái độ cứng rắn và thù địch của vua Minh Mện và Thiệu Trị; các vua Nguyễn tưởng đó là lập trường kiên định và biện pháp đúng đắn để bảo vệ chủ quyền. Nhưng không ngờ nó trở thành duyên cớ để thực dân Pháp dùng vũ lực can thiệp và xâm lược nước ta dưới thời Tự Đức. Khi nổ súng xâm lược nước ta, chúng đã hoàn toàn thất bại trong chiến cuộc Đà Nẵng năm 1858, mặc dù đã huy động lực lượng tối đa. Vua Tự Đức đã không phát huy tinh thần chiến đấu dũng cảm và sự đoàn kết chống giặc ngoại xâm nên cuộc chiến đấu của triều đình Huế và các cuộc khởi nghĩa chủa nhân dân về sau đều thất bại. Triều Nguyễn lien tiếp ký với Pháp nhiều hàng ước, lãnh thổ và chủ quyền đất nước  cũng từ đó rời dần vào tay thực dân Pháp. Với tư tưởng chủ hòa này, triều Nguyễn đưa đất nước đến vực thẳm nô lệ. Không nên nặng nề với lời quy kết bán nước như trước đây, nhưng triều Nguyễn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử vì để mất nước, dân tộc ta phải chịu cảnh nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp vào nửa sau thế kỷ XIX. Không nên gọi các vua triều Nguyễn là “bán nước”. Từ Gia Long cho đến Tự Đức, các nhà vua đó đều yêu nước, có ý thức bảo vệ chủ quyền và nền độc lập. Sai lầm của các vua là do biện pháp bảo vệ chủ quyền không thích hợp, thiếu sang suốt, lại đặt quyền lợi vương quyền lên trên chủ quyền đất nước và lợi ích của dân tộc nên dẫn đến sự thất bại. Khi chủ quyền và nền độc lập không còn nữa thì vương triều cũng bị lệ thuộc hoặc bị tước bỏ. Các ông vua tiếp nhận hậu quả đau thương này đã làm hoen ố triều Nguyễn và cả dòng chảy yêu nước của Đồng Khánh, Khải Định, Bảo Đại. Nhưng triều Nguyễn cũng có những nhà vua yêu nước, biết đặt lợi ích của dân tộc lên ngôi báu, vương quyền, hướng theo ngọn cờ yêu nước chống Pháp, được nhân dân ngưỡng mộ, như Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Các ông vua làm rạng rỡ truyền thống chống ngoại xâm bất khuất của dân tộc mà không phải thời nào cũng có những nhà vua yêu nước không chịu quỳ gối làm tay sai cho giặc, từ bỏ ngai vàng theo kháng chiến, chấp nhận tù đày như các vua này của triều Nguyễn ở Việt Nam
            Một số ý kiến cho rằng triều Nguyễn là phản động vì đã đánh bại triều Tây Sơn, một triều đại có những cốn hiến to lớn trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, lật đổ được chế độ phong kiến và các cứ Dàng Trong – Đàng Ngoài cũng không đúng. Vì những yếu tố tích cực, ti6en1 bộ của phong trào Tây Sơn mà nhân dân ta đã giành được dưới thời Nguyễn Huệ đã không còn phát huy sau ngày vua Quang Trung mất (1792). Triều đại Tây Sơn dưới thời vua Cảnh Thịnh đã thái hóa, biến chất, suy  đồi dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và mâu thuẫn xã hội vô cùng gay gắt, là nguyên nhân dẫn đến thất bại trước áp lực quân sự của Nguyễn Ánh. Vương triều Tây Sơn đã làm mất long dân, không được nhân dân đồng tình ủng hộ nên quân Nguyễn thắng Tây Sơn là việc thường tình và dễ hiểu.
            3. Về ngoại giao và ngoại thương
            Các ý kiến cho rằng triều Nguyễn có chính sách ngoại giao và ngoại thương mù quán, bất bình đảng và thiển cận. Đó là việc phục tùng và triều cống nhà Thanh (Trung Quốc), bành trướng và xâm lược Cao Miên và Ai Lao. Bế quan và thù địch với các nước phương Tây. Những nhận định tuy không sai nhưng có phần khắc khe. Vì bối cảnh quan hệ quốc tế vào thế kỷ XIX không giống như ngày nay. Thế giới chia làm nhiều khu vực đứng đầu là một nước lớn (Thiên triều) với nhiều nước chư hầu, phụ thuộc. Khi trật tự này chưa bị thay đổi thì việc triều Nguyễn phục tùng triều Nguyễn phục tùng triều Thanh là mối quan hệ vốn có trong ngoại giao hòa hiếu lâu đời của các vua chúa Việt Nam, kể cả những vương triều được thành lập sau khi chiến thắng họ - kẻ thù xâm lược – như Lê Lợi, Quang Trung.
            Với tư tưởng “bình thiên hạ” để khẳng định vị thế bang giao của các vua chúa ngày xưa, nước Đại Nam hung mạnh dưới triều Minh Mệnh đã xâm lấn Cao Miên và Ai Lao cũng không là ngoại lệ, khi trước đó các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê…đều có một mục tiêu là bành trướng, mở đất về phía Nam. Có người phê phán triều Nguyễn “bế quan tỏa cảng’ cũng không hoàn toàn đúng. Trong thực tế triều Nguyễn đã mở các cánh cửa cho thuyền buôn Trung Quốc và các nước trong khu vực thong thương, triều Nguyễn cũng mở một cửa Đà Nẳng cho thuyền buôn phương Tây đến buôn bán. Triều Nguyễn cũng là triều đại đầu tiên có đội thuyền viễn dương được triều đình củ đi đến các nước Đông Nam Á và châu Âu để buôn bán và đặt quan hệ ngoại giao. Do nhìn nhận thành kiến đối với các nước thực dân phương Tây nên triều Nguyễn từ thờ ơ, lạnh nhạt đến khước từ việc đặt quan hệ ngoại giao đối với các nước Pháp, Anh, Mỹ…từ nửa đầu thế kỷ XIX. Đó là một lối thoát sai lầm của triều Nguyễn trước họng súng tầm xa của chế độ thực dân.
            Triều Nguyễn có nhiều cố gắng trong chính sách ngoại giao và ngoại thương, nhưng vẫn không cải thiện tốt hơn trong quan hệ với các nước. Không tìm ra được một phương án phù hợp và tối ưu, triều Nguyễn lại gặp nhiều khó khăn, luẩn quẩn do các quan hệ quốc tế phức tạp tiếp tục nảy sinh. Cuối cùng, triều Nguyễn bị thất bại trong mục tiêu xâm lược Cao Miên, Ai Lao và bị thất bại trước mục ti6eu xâm lược do thực dân Pháp gây ra.
            4. Vấn đề canh tân đất nước
            Vấn đề canh tân đất nước dưới triều Nguyễn được nhiều tác giả quan tâm đặt ra từ nửa sau thế kỷ XIX, khi xuất hiện các trào lưu cải cách của một số tri thức tân học tiên tiến như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… Nhưng vấn đề này có lẽ nên đặt từ đầu thế kỷ XIX.
            Trong số các vua chúa ở phương Đông cùng thời, Gia Long là một người am hiểu nhiều về thế giới phương Tây từ nhận thức chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa học, quân sự… Những người than cận xung quanh nhà vua cũng có sự nhận thức như vậy. Lúc còn làm chúa ở miền Nam, Nguyễn Ánh đã chỉ huy công nghệ đóng thuyền theo kiểu phương Tây, trang bị cho mình một phương tiện chiến tranh hiện đại theo lối Âu hóa để đánh với Tây Sơn. Trong thời gian này, Nguyễn Ánh cũng tiếp thu kỹ thuật xây thành lũy kiểu Vauban để xây thành Mỹ Tho, Gia Định, tiêu biểu là kinh thành Huế  sau khi lên ngôi vua. Tư tưởng dân chủ phương Tây cùng tư tưởng  Minh Nho thực tiễn và khoáng đạt một thời giúp Nguyễn Anh quy phục được long dân, thực hiện nhiều cải cách trong bộ máy cai trị góp phần làm nền thắng lợi trong thập niên cuối cùng để đánh bại vương triều Tây Sơn.
Như  vậy, sau những cải cách kinh tế của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ cuối thời chúa Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên đầu thế kỷ XVII đã thành công đến những cải cách của vua Quang Trung, của Nguyễn Ánh từ cuối thế kỷ XVIII, rõ rang là đất nước ta vào đầu thế kỷ XIX đang đặt ra một yêu cầu cải cách. Nhưng các vua Gia Long, Minh mệnh chỉ chú ý đến việc cải cách thành lũy, đóng thuyền, khẩn hoang…Sau hi xưng đế, vua Gia Long bắt chước kỷ cương nhà Thanh, giáo điều theo tư tưởng Tống Nho sáo rỗng, từ chương, xa rời thực tế làm triều Nguyễn ngày càng trở nên nặng nề, bảo thủ, lạc hệu là nguyên nhân sâu xa làm thế nước về sau suy yếu, tinh thần bạc nhược, đối lập với các trào lưu tiến hóa. Khi song gió thực dân ập đến, triều đình Tự Đức như một cơ thể tiều tụy chứa quá nhiều bệnh tật nên bị đánh đổ.
            Không canh tân để đết nước mạnh giàu là một lỗi lầm của triều Nguyễn, chính lỗi lầm này đã dẫn đến sai lầm trong biện pháp chống ngoại xâm làm triều Nguyễn bị ngã quỵ trước nền văn minh vật chất của thế giới phương Tây là bài học thấm thía cho nước Đại Nam tự mãn của triều Nguyễn. Cùng với trách nhiệm để mất nước, triều Nguyễn còn chịu trách nhiệm trước lịch sử về một cơ hội canh tân, làm đất nước kéo dài trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu cuối cùng bị rơi xuống hố thẳm nô lệ của ngoại bang.
            Vào nửa sau thế kỷ XIX, khi vấn đề canh tân đất nước được đặt ra một cách khẩn thiết, cấp bách thì triều đình Tự Đức tỏ ra thờ ơ, bất hợp tác quả thật đó là một lỗi lầm khó tha thứ.
            5. Về tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật
            Triều Nguyễn xây dựng một bộ máy nhà nước và pháp luật hoàn chỉnh, chặt chẽ và mạnh mẽ nhất trong các triều đại quân chủ Việt Nam. Công cụ cai trị đó đã đắc lực giúp triều Nguyễn thực thi các chính sách khẩn hoang, thủy lợi,xây dựng kinh đô, đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân, quản lý được biên giới và hải đảo, mở rộng uy lực ra các nước xung quanh, chống tham nhũng, buôn lậu, giữ được kỷ cương phép nước. Nhưng khi bộ máy cai trọ đó đã lỗi thời, lạc hậu, trở nên bảo thủ nặng nề thành lực cản ngăn chặn mọi xu thế tiến bộ, tích cực trở thành tai họa của đất nước và nhân dân…
            Nhìn lại trong thập niên vừa qua của thế kỷ XX, triều Nguyễn được nghiên cứu ở quy mô rộng lớn trên cả nướ, đã để lại nhiều thành tựu quan trọng với hàng chục công trình nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn. Việc nhìn nhận này đánh dấu thành quả của sự tìm tòi, khám phá về triều Nguyễn ngày càng khách quan và công bằng hơn một trong những ý nghĩa khách quan là nhiều thành tựu nghiên cứu được dùng vào dạy học lịch sử ở trường (đại học, cao đẳng và phổ thông).







¯ Hội nghiên cứu Lịch Sử Thừa Thiên Huế

No comments:

Post a Comment