Nhà thơ nữa, dịch giả Chinh phụ
ngâm, hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, biệt hiệu Ban Tang, quê ở làng Giai Phạm (sau
đổi là Hiến Phạm), huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh. Theo sách “Đoàn thị thực lục”,
tổ tiên bà họ Lê, đến đời ông thân sinh bà mới đổi thành họ Đoàn do là nằm mộng
thấy được thần linh ban tặng cho họ Đoàn. Bà chỉ có một người anh tên Đoàn Doãn
Luân, hai anh em đều văn hay chữ tốt, nổi tiếng thông minh từ nhỏ. Ông Luân thi
đỗ Khôi nguyên nhưng không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học Bà Điểm cũng là người
tài hoa, nổi danh không chỉ đường thơ phú mà cả về công dung ngôn hạnh, nhất là
việc thuê thùa, dệt cửi. Sách xưa có nói về bà như sau.: “Dung nhan kiều lệ, cử
chỉ đoan trang, lời nói văn chương, việc làm lễ độ”. Năm 16 tuổi (1720) bà được
Thương thư Lê Anh Tuấn nhận làm dưỡng nữ và có ý muốn tiến cử bà vào cung chúa
Trịnh nhưng bà khước từ. Năm 1729 cha mất, bà cùng mẹ đến ở với anh. Chẳng bao
lâu ông Luân cũng mất, bà phải cùng chị dâu cáng đán việc nuôi dạy cháu, giữ
vai trò hiếu nam với mẹ già. Mãi đến năm 37 tuổi bà mới lấy Thị lang Nguyễn Kiều,
một danh nho nổi tiếng đướng thời, đậu Tiến sĩ năm 1715. Thành hôn chẳng bao
lâu, Nguyễn Kiều phải đi sứ sang Trung Hoa. Thời gian này xuất hiện tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn*, bà diễn
nôm tác phẩm ấy. Quan năm 1745 Nguyễn Kiều về nước. Năm 1748, ông được cử làm
Tham thị ở Nghệ An, bà cùng đi với chồng nhưng do nhuốm bệnh trên đường đi đến
Nghệ An rồi mất. Nguyễn Kiều trong văn tế vợ đã sánh tài văn chương của bà với
những nhà văn nữ nổi tiếng của Trung Hoa trước kia như Tô Tiểu Muội, Ban Chiêu.
Văn tài của bà lúc sinh thời đã được truyền tụng với nhiều giai thoại lý
thú, đặc sắc như chuyện đối văn chương của bà với anh là Doãn Luân. Một hôm
nhân bà đương soi gương, ông Doãn Luân ra câu đối:
- Chiếu kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm (soi gương vẽ mày,
một chấm hóa thành hai chấm).
Bà liền ứng khẩu:
- Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân (Đến ao ngắm
trăng, một vầng hóa ra đôi vầng).
Một chuyến khác, nhân sứ giả Trug Hoa sang Đại Việt, vua hạ chiếu cho bà
giả làm cô hang nước ở bến đò. Sứ giả đến quán thấy ở cột có dán mấy câu đối,
trên kệ có vài quyển sách, biết là người có học, liền ra câu đối muốn thử tài,
vừa có ý trêu ghẹo:
- Nam bang nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh. (Nước Nam một tất đất,
chẳng biết mấy người cày, ám chỉ con gái nước Việt không viết giữ gìn trinh tiết
có nhiều chồng)
Bà đối lại:
- Bắc quốc đại trượng phu, giai do thử đồ xuất (Đại trượng phu ở Bắc quốc
đều bởi đường ấy mà ra).
Về bản dịch Chinh phụ ngâm,
cho đến nay vẫn chưa xác định được bản nào là của bà. Có ý kiến cho rằng đó là
bản đang lưu hành phổ biến nhất hiện nay nhưng cũng có ý kiến cho rằng đấy là bản
dịch của Phan Huy Chú*. Ngoài bản dịch Chinh
phụ ngâm ra, Đoàn Thị Điểm còn sáng tác Hồng
Hà phu nhân di văn, Truyền kỳ tân phả. Tác phẩm Truyền kỳ tân phả ghi lại những chuyện hoang đường tiếp nối cho cuốn
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ*.
Th.N
No comments:
Post a Comment