TS. Nguyễn Anh Dũng
Việc xây dựng chương trình
lịch sử từ sau Cách mạng mạng tháng tám 1945 tuy có nhiều thay đổi qua các cuộc
cải cách giáo dục, nhưng luôn đứng vững trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp cận với
những thành tựu sử học cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, việc dạy học lịch sử ở
trường phổ thông trong hơn nửa thế kỷ qua còn nhiều bất cập so với yêu cầu và
nhiệm vụ của đất nước. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, việc đổi mới
giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng là cần thiết và cấp thiết. Đổi
mới trong dạy học lịch sử thể hiện ở đổi mới mục tiêu môn học, nội dung, phương
pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, cũng như phương thức, phương tiện dạy học.
Trong việc đổ mới này, việc đổi mới về nhận
thức lịch sử là quan trọng. Bản thân hiện thực lịch sử là khách quan, chỉ
có một, song lại có nhiều cách hiểu khác nhau mà cũng chỉ có một nhận thức thức
duy nhất đúng khi phản ánh đúng hiện thực, không xuyên tạc, hiện đại hóa lịch sử.
Trong
tinh thần như vậy, chương trình và sách giáo khoa lịch sử mới cố gắng “trả lại
cho lịch sử những gì của lịch sử” để trên cơ sở “biết” chính xác lịch sử “hiểu”
đúng và hành động có hiệu quả trong thực tiễn. Một trong những vấn đề cần hiểu
biết một cách khoa học là vấn đề nhà Nguyễn, đặc biệt từ lúc Gia Long lên ngôi
đến lúc triều đình Huế đầu hàng làm tay sai cho thực dân Pháp. Một thời gian
khá dài, chương trình và sách giáo khoa Lịch sử ở trường phổ thông chỉ dành một
số tiết rất nhỏ (thường không quá một tiết) để giới thiệu về nhà Nguyễn trong
nửa đầu thế kỷ XIX. Nội dung cơ bản cũng tập trung vào vấn đề “trách nhiệm của
triều đình huế trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp”. Hướng chính
trong việc giải quye61tt vấn đề là minh họa mấy câu thơ trong quyển “Lịch sử nước ta” (1941) của Hồ Chí
Minh, nói về “tội” của “vua Nguyễn rước Tây vào nhà”, “cõng rắn cắn gà nhà”,
“rước voi giày mả tổ”, “đem hàng cho Tây”[1]
Trước
hết, chúng ta cần hiểu rằng: “quyển Lịch
sử nước ta là một quyển sử diễn ca, trình bày quá trình dựng nước và giữ
nước, chủ yếu là do truyền thống đấu tranh oanh liệt của nhân dân ta trong công
cuộc chống sự xâm lược của phong kiến Trung Quốc, thực dân Pháp và phát xít
Nhật”[2].
tuy nhiên cũng đủ nhận thấy rằng Hồ Chí Minh viết quyển Lịch sử nước ta chủ yếu để phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, khi Người về nước (1941) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam .
Vì vậy, định hướng của sách là làm cho nhân dân nhận thấy đúng kẻ thù để vùng
dậy đấu tranh giành độc lập. Những nhận định khái quát là đúng, song mang tính
lôgic; cho nên khi giảng dạy giáo viên không dựa trên cơ sở tài liệu – sự kiện
mà chỉ cung cấp, thậm chí áp đặt cho học sinh những khái quát – lý luận thì dễ
rơi vào nhận thức một cách “công thức”, “giáo điều” không phát huy năng lực tư
duy độclập; sáng tạo của học sinh. Đáng lẽ ra, giáo viên trước hết phải cung
cấp một số sự kiện cơ bản về tình hính kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa…
Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XIX, so sánh, đói chiếu với tình hình các nước xung
quanh, với nhu cầu xâm chiếm thuộc địa của thực dân Pháp và các nước phương Tây
để đi đến kết luận – khái quát mà Hồ Chí Minh nêu trong Lịch sử nước ta. Điều này sẽ làm cho học sinh hiểu biết lịch sử một
cách khái quát khoa học hơn.
Với
kiến thức lịch sử ít ỏi, không cụ thể ở trong trường trung học cơ sở, học sinh
THPT lại không học có hệ thống về nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỷ XIX ma2chi3
được đề cập trong bài 20 “Sự khủng hoảng
của chế độ phong kiến việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX và cuộc xâm lược Việt Nam của
thực dân Pháp” thuộc chương II “Khái
quát quá trình lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới
thứ nhất” của lớp 11. Với thời lượng và yêu cầu học tập được đề ra từ đầu “Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt
Nam dưới thời Nguyễn”, học sinh tất yếu phải thừa nhận rằng: “Mặc dù có đạt
được một số thành tựu, nhưng nhìn chung triều Nguyễn đã không cứu vãn được mà
chỉ làm cho cuộc khủng hoảng xã hội Việt Nam sâu sắc thêm, trở nên đặc biệt
nghiêm trọng vào giữa thế kỷ XIX dưới triều vua Tự Đức.[3]
Tình
hình dạy học về nhà Nguyễn nêu trên rõ ràng là đơn lược, không toàn diện, nặng
nề khái quát, nhẹ về cụ thể, nên làm cho học sinh nhận thức đơn điệu, một
chiều, công thức, không hứng thú học tập; dĩ nhiên chất lượng giáo dục bộ môn
không thể nâng cao. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào trình độ của ngành giáo dục
lịch sử; song qua đó cũng là thước đo sự phát triển của sử học việt Nam về
vấn đề nàh Nguyễn trong nhiều năm qua. Một số vấn đề nhà Nguyễn trong nhiều năm
qua. Một số vấn đề còn đang tranh luận gay gắt, nhiều vấn đề chưa được khẳng
định vững chắc; do đó, chương trình, sách giáo khoa không thể đưa ra những vấn
đề khoa học còn chưa ổn định, đang bàn luận.
Xu
thế đổi mới của sử học trong công cuộc đổi mới chung của đất nước, đem lại
nhiều thành tựu khoa học lịch sử, trong đó có những thành tựu nghiên cứu về nhà
Nguyễn. Tài liệu dồi dào, phong phú, chính xác. Nhưng nhận thức toàn diện, sâu
sắc, công minh và công bằn phải được xây dựng trên cơ sở quan diểm mácxít –
lêninnít, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước.
Dĩ nhiên, trong quá trình nghiên cứu và dạy học cũng khó tránh khỏi một vài kiến cực đoan hoặc đề cao quá mức triều Nguyễn, hoặc còn có
những thiên kiến, thiếu cơ sở khoa học. Song về cơ bản những thành tựu nghiên
cứu về nhà Nguyễn la cơ sở quan trọng để xạy dựng chương trình, sách giáo khoa
Lịch sử mới, khắc phục những thiếu sót, nhược điểm đã mắc phải trước đây.
Chương
trình Lịch sử dành một thời lượng thích đáng để truyền tải một khối lượng kiến
thức cơ bản đầy đủ, hợp lí , làm cơ sở cho việc hiểu
biết một cách khách quan, khoa học.
Chương
trình Lịch sử Trung học cơ dành 5 tiết cho chương VI “Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”, bằng 1/14 toàn bộ
số tiết Lịch sử lớp Bảy và 9% chương trình lịch sử Việt Nam ở lớp này. Điều quan trọng hơn
là theo nội dung chương trình, sách giáo khoa, học sinh không được giới thiệu
về một triều đại qua các đời vua như thường thấ trong sử học phong kiến, hoặc
quyển “Việt Nam sử lược”của Trần Trọng Kim, mà tập trung vào lịch sử dân
tộc trong thời kỳ các vua đầu triều Nguyễn trị vì. Do đó chương này gồm các đề
mục lớn sau:
1.
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nửa đầu thế kỷ XIX (3 tiết). Sự thành lập
nhà Nguyễn.
Tình
hinhh2 kinh tế, chính trị, xã hội. Những cuộc đấu tranh của nhân dân: Khởi
nghĩa Phan Bá Vành, Cao BÁ Quát.
2. Sự phát
triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX (2 tiết)
Thơ văn tiếng
Việt phát triển (một số tác phẩm và nhà thơ , nhà văn ti6eu biểu). Nguyễn Du và
Truyện Kiều. Văn học, nghệ thuật dân gian.
Thành tựu
nghiên cứu về lịch sử, địa lý, y học và các ngành khoa học khác.
Ở lớp Tám, qua
hai chương của phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918:
- Chương I:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884) (4 tiết)
- Chương II:
Phong trào chống Pháp những năm cuối của thế kỷ XIX (từ sau 1885) (3 tiết)
Học sinh được
nhận thức đúng về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc làm mất nước vào tay
thực dân Pháp.
Ở trường THPT,
chương trình đang được xây dựng trên nguyên tắc đồng tâm kết hợp đường thẳng,
sẽ dành cho học sinh lớp Mười một ban khoa học xã hội và nhân văn 5 tiết về “Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”, với 3 nội
dung:
-Tình hình
chính trị, kinh tế văn hóa dưới thời Nguyễn.
-Quan hệ ngoại
giao.
-Phong trào
đấu tranh của nhân dân nửa đầu thế kỷ XIX.
Ở phần “Việt Nam từ 1858-1919”, thong qua
việc trình bày cuộc kháng chiến chống xâm lược của triều đình và nhân dân ta,
sẽ làm cho học sinh nhận thức về trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với việc làm
mất nược ta.
Chương trình
THCS và THPT (Ban KHXH và NV), về nhà Nguyễn trong thế kỷ XIX có mất nét nổi
bật sau:
-Lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XIX được trình bày ở hai cấp
học THCS và THPT, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về xã hội Việt Nam
vào thời kỳ này. Ở những mức độ khác nhau, các em lần lượt nhận thấy rằng, tuy
chế độ phong kiến Việt Nam
dưới thời nhà Nguyễn đã bị khủng hoảng mạnh, song xã hội nước ta không vì vậy
mà rơi vào tình trạng suy yếu, khủng hoảng trầm trọng. Sự khủng hoảng của chế
độ phong kiến không tránh khỏi tác động đến xã hội Việt Nam , song không vì thế mà đồng nhất
sự khủng hoảngcủa chế độ phong kiến với
sự khủng hoảng của xã hội. Sức song của dân tộc Việt Nam , dù bị chế độ phog kiến kìm hãm
vẫn tìm mọi cách vươn lên và đã vươn lên trong điều kiện lúc bấy giờ. Đồng thời,
cũng phải khách quan thừa nhận rằng, các vua đầu triều Nguyễn cũng có những mặt
tích cực trong quản lý đất nước thống nhất, phát triển sản xuất, nhất là sản xuất
nông nghiệp, đạt được những thành tựu nhất định trong cải cách hành chính, phát
triển văn hoá dân tộc và phần nào về khoa học kỹ thuật.
Về thái độ của
triều đình và nhân dân trong kháng chiến chống ngoại xâm, chương trình và SGK đã
phần nào làm rõ rằng, tuy mâu thuẫn giai cấp giữa phong kiến và nông dân thời
Nguyễn đã trở nên gay gắt, song trước nạn ngoại xâm, nhân dân đã biết chuyển hoá
mâu thuẫn, đặt quyền lợi dân tộc trên quyền lợi giai cấp để cùng triều đình chống
thực dân Pháp. Trong quá trình chống xâm lược, vua quan phong kiến đã từ chỗ kháng
chiến đến thoả thuận, đầu hang làm tay sai cho giặc; còn nhân dân vẫn giữ vững
tinh thần chiến đấu anh dũng, không tuân lệnh triều đình cắt đất nhường cho Tây
mà tiếp tục kháng chiến. Khi triều đình đã đầu hang thì “quyết scả Triều lẫn Tây”.
Chương trình, SGK cũng giúp cho học sinh nhận thức rằng chế độ phong kiến suy yếu,
triều đình đầu hàng, song trong hang ngũ vua quan cũng có người yêu nước, chủ
chiến. Vì thế, nhân dân ta lúc bấy giờ đã tôn thờ ông vua yêu nước, tập hợp dưới
cờ các sĩ phu, quan lại yêu nước để chống Pháp. Trong điều kiện lịch sử, chưa
thể có con đường cứu nước thì phong trào Cần Vương thực chất là phong trào kháng
chiến, đấu tranh giải phóng dân tộccủa nhân dân ta.
Chúng tôi cho
rằng trên cơ sở tìm hiểu xã hội Việt Nam dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn
trong thế kỹ XIX, đặc biệt vào 6 thập niên đầu, phản ánh được hiện thực lịch sử,
tiếp nhận các thành tựu mới của giới sử học Việt Nam theo tinh thần mới, theo
quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã cố gắng kết
hợp quan điểm lịch sử và quan điểm giai cấp trên cơ sở những tài liệu - sự kiện
cơ bản, quá trình lịch sử . Việc đổi mới trong nhận thức lịc sử Việt Nam
vào thế kỷ XIX, đặc biệt về nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỷ XIX đòi hỏi việc
phát huy tính tích cực của học sinh. Việc đặt và giải quyết vấn đề trong cải
cách SGK Lịch sử sẽ gợi mở cho học sinh nắm sự kiện, suy nghĩ tự tìm hiểu, nhằm
nâng cao chất lượng học lịch sử theo dòng chảy logic sau đây: Sự kiện-Khái quát_Đánh giá-Thực hành.
Học tập lịch
sử không phải là ghi nhớ sự kiện, dù việc nắm vững sự kiện là yêu cầu cơ bản,
đầu tiên, mà trên cơ sở biết lịch sử chính xác sẽ hiểu đúng lịch sử và hành
động có hiệu quả. Việc học tập phần lịch sử nhà Nguyễn cũng tuân thủ nguyên tắc
sư phạm như vậy.
Vấn đề nhà
Nguyễn là một trong những vấn đề trọng tâm của sử học nước ta. Nhưng thành tựu
nghiên cứu sẽ tác động trực tiếp đến giáo dục lịch sử, về chất lượng dạy học
lịch sử gắn liền với trình độ phát triển của sử học và khoa học giáo dục (đặc
biệt Phương pháp dạy học Lịch sử), góp phần dáp ứng yêu cầu đào tạo thế hệ trẻ
hiện nay.
No comments:
Post a Comment