Việc nghiên
cứu lịch sử, do những đặc điểm của hiện thực và nhận thức quá khứ (không tái
hiện như cũ trong hiện tại, không diễn lại những gì đã xảy ra trong phòng thí
nghiệm…), đã dựa vào tài liệu-sự kiện, được xây dựng, kiến lập qua các tư liệu
lịch sử. Nói về ý nghĩa quan trọng của các tài liệu-sự kiện nghiên cứu khoa
học. V.i.Lênin đã khẳng định: “Những sự kiện chính xác, những sự kiện không thể
chối cãi được…là điều cần thiết, nếu muốn tìm một cách tường tận, nghiêm túc
một vấn đề phức tạp, khó[1].
Khi chuẩn bị biên soạn tác phẩm “Chủ
nghĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”, Lênin đã nghiên
cứu hàng trăm quyển sách, nhiều bài báo, tài liệu thống kê. Chỉ riêng tài liệu
chuẩn bị cho bài viết, Người đã trích dẫn trong 148 quyển (146 sách tiếng nước ngoài,
2 quyển dịch ra tiếng Nga) và 232 bài báo của 49 tạp chí. Khi biên soạn quyển “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Hồ Chí
Minh đã sử dụng một khối lượng tài liệu trong các loại “sách xanh”, “sách
trắng”, công báo của chính phủ Pháp và chính quyền thuộc địa Đông Dương, hồi
ký, ký ức của các viên quan cai trị hay ở Đông Dương, nhiều công trình nghiên
cứu có liên quan.
Công việc sưu
tầm tài liệu, sự kiện trong nghiên cứu khoa học là một nguyên tắc phương pháp
luận sử học mácxít-lêninít: “Trước hết phải tập hợp tài liệu về giới tự nhiên
và lịch sử đến một mức độ nào đó mới chuyển sang phân tích, phê phán, so sánh[2]…”
Nguyên tắc phương pháp luận sử học này cũng được quán triệt trong nghiên cứu
lịch sử thời Nguyễn.
Nguồn sủ liệu
nghiên cứu nhà Nguyễn phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại . các loại tư liệu này không chỉ có từ
thời nhà Nguyễn, mà còn bao gồm nhiều sách, tạp chí các đời sau-cho đến nay về
cả tương lai-ở trong nước và nước ngoài. Các nguồn sử liệu này không chỉ là
“tài liệu thành văn được lưu giữ” (L.Răngke) mà rất phong phú. Tùy theo nội
dung phản ánh và tính chất của sử liệu mà có thể chia tư liệu lịch sử nghiên
cứu về thời Nguyễn ra các nhóm chủ yếu sau đây:
-
Tư liệu thành văn
-
Tư liệu vật chất
-
Tư liệu truyền miệng dân gian
-
Tư liệu ngôn ngữ
-
Tư liệu dân tộc học
-
Tư liệu ghi hình
Nguồn sử liệu
phong phú đa dạng như vậy, vì chúng ta không
chỉ giới hạn việc nghiên cứu về triều Nguyễn mà cả thời Nguyễn, không đóng
khung về mặt chính trị, quân sự mà tất cả các mặt của đời sống xã hội thời
Nguyễn, không chỉ kinh thành Huế mà cả trên toàn lãnh thổ Việt Nam thời Nguyễn,
không chỉ trong nước mà các nước có liên quan, không chỉ nền văn hóa vật chất
mà cả văn hóa phi vật thể…
Trong phạm vi
bài này chúng tôi giới hạn ở nguồn sử
liệu thành văn và dĩ nhiên trong nghiên cứu tư liệu thành văn cần đối chiếu
với các loại tư liệu khác.
Về tư liệu
thành văn tùy theo nguồn gốc, nội dung,
tính chất mà có thể gồm các loại chủ yếu sau:
Thứ
nhất, các tư liệu của triều Nguyễn và dưới thời Nguyễn. Loại tư liệu
này rất phong phù, vì các vua triều Nguyễn, chủ yếu là các vua đầu của triều
đại này rất quan tâm đến việc thu thập, biên soạn bộ “Khâm định Việt sử thông giám cương muc” và các sách khác. Năm 1858
Quốc sử quán đã xin vua Tự Đức “in ra nguyên bản bộ Đại Việt sử ký, phát giao
cho để tra xét, Xin Viện Tập hiền ở Nội các soạn ra những những sách nên cần để tra cứu. Xin phái người
ra Bắc kỳ tìm kiếm những sách dã sử của các nhà chứa sách riêng và sự tích sau
khi nhà Lê Trung hưng, cũng là những phả ký tục biên của các nhà danh tiếng[3]”
Nguồn sử liệu
của triều Nguyễn rất lờn, gồm các loại:
- Các sách về văn học, lịch sử, đại
lý, nghệ thuật… Qua các loại sách này, chúng ta hiểu được không chỉ nội tình
triều đình mà cả đời sống xã hội lúc bấy giờ. Khai thác khối lượng đồ sộ các tài
liệu trong 6 thư viện được thiết lập tại kinh thành thời bấy giờ (Thư viện sử
quán, Tàng thư lâu, Thư viện nội các, Thư viện tụ khuê, Tân thư viện, Thư viện
Bảo Đại)[4]
chúng ta đã có nhiều thông tin khoa học để tìm hiểu về nhà Nguyễn, không chỉ về
thời Nguyễn và cả lịch sử nước ta trước đó mà cả Trung Quốc, phần nào các nước
khác trong khu vực, như Capuchia trong quyển “Gia Định thành thông chí”
- Các châu bản: văn thư hành chính
được nàh vua phê duyệt bằng son, phản ánh việc quản lý đất nước của triều Nguyễn.
- các địa bạ: sổ bộ điền thổ, dân
định của từng làng trong cả nước. vào đầu thời Nguyễn, nước ta có khoảng 18.000
làng và các làng có địa bạ. Trải qua nhiều biến động xã hội, hiện nay “còn bảo
tồn được 10.044 tập địa bạ gồm khoảng 16.000 quyển cho 16.000 xã thôn”[5]
mốc địa bạ nêu những nét riêng biệt về ruộng đất của mỗi địa phương ( gồm: địa bạ và điền địa) và qua đó phác họa
được bức tranh chung cả nước.
- Các văn kiện hành chính quy định
những nguyên tắc có tính chất luật pháp trong quan hệ giữa triều đình và các
địa phương trong nước. Bộ “Khâm định Đại Nam
hội điển sử lệ” dày 7.756 trang.
- Các văn kiện bang giao giữa triều
đình Nguyễn và các nước, chủ yếu là Trung Quốc, Pháp.
Ngoài ra,
những trước tác của quan lại, nho sĩ thời Nguyễn là một nguồn tư liệu rất quý
để nghiên cứu triều Nguyễn, đặc biệt địa chí (một xã, huyện, phủ, tỉnh, vùng)
như “Nghệ An Chí” của Bùi Dương Lịch, “Gia Đình thành thong chí” của Trịnh Hoài
Đức…
Thứ
hai tài liệu của các nhà nghiên cứu nước ngoài, trước hết là những sĩ
quan, quan cai trị, các học giả người Pháp từ thời bắt đầu xâm lược nước ta cho
đến 1945. Ngoài tính chất khảo cứu, không ít tài liệu này là những ghi chép tỉ
mỉ về các mặt trong đời sống xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Các nhà nghiên cứu
nước ngoài ở phương Đông cũng như phương Tây, kể cả những nhà khoa học Việt
kiều hiện nay đang đi sâu tìm hiểu về triều Nguyễn và xã hội Việt Nam trên
nhiều mặt trong những luận văn, chuyên khảo hoặc trong công trình chung về Việt
Nam. Có thể dẫn một vài quyển: của Chesneau J: “Contribuion à l’ histoire de la
nation Vietnamienne”, Paris 1955; Lê Thành Khôi “Le Vietnam
– histoire et civisation, Paris , 1955; Mikhitarian CA . “Lịch sử
cận đại Việt Nam (tiếng
Nga), Matcơva, 1980; Yoshiharu Tsuboi L’Empire Vietnamien face à la France et la Chine 2847-1885, Paris 1990…”
Thứ
ba Công trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam từ sau cách mạng tháng
Tám 1945đến nay, kể cả các nhà sử học mácxít và các nhà nghiên cứu ở vùng tạm
chiếm 1945-1954, ở miền nam thời kỳ Mỹ-Ngụy. Ngoài các nhà sử học mácxít, một
số nhà nghiên cứu ở vùng tạm chiếm thời kỳ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước cũng có những đóng góp nhất định về tìm hiểu lịch sử thời
Nguyễn. Loại tài liệu này khá quen thuộc với chúng ta, được đề cập nhiều nên
chúng tôi không trình bày them.
Phía sau các
tài liệu thành văn bao giờ cũng có một con người với những quan điểm tư tưởng
nhất định; vì vậy, nội dung loại sử liệu chứa đựng tính giai cấp, những quan
điểm chính trị, những ý kiến khác biệt. Xử lý các nguồn tài liệu thành văn theo
quan điểm phương pháp sử luận mácxít là yêu cầu có tính nguyên tắc trong nghiên
cứu lịch sử nói chung, trong tìm hiểu lịch sử nhà Nguyễn nói riêng mà chúng ta
cần tuân thủ.
ß
Trường ĐHSP hà Nội
[1]
V.I.Lênin : Toàn tập, tập 23, tr 266, tiếng Nga.
[2] Ph. Ăng
ghen: Chống Duyrinh, NXB Sự thật, Hà Nội, 1960, tr.34
[3] Sử sách
triều Nguyễn: Đại Nam
thực lục chính biên, đệ tam kỷ VI, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970, tr. 252
[4] Phan
Thuận An: Tư liệu trong các thư viện
Triều Nguyễn-một di sản vô giá của triều Nguyễn; trong quyển “Những vấn đề lịch
sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam ”. Trung tâm bảo tồn di tích cố
đô Huế, tạp chí “Xưa và Nay” xuất bản, 2002, tr.81-84
[5] Trần Văn
Giàu: Địa bạ và công trình nghiên cứu dịa bã, tạp chí “Xưa và Nay”, số 7 (08)
tháng 10, 1999.
No comments:
Post a Comment