Ts. Doãn Hùngß
Lịch sử là quá
trình phát triển thống nhất của xã hội loài người, nhưng đa dạng, đầy mâu thuẫn
và hợp quy luật. Mỗi sự kiện, nhân vât xảy ra và hoạt động trong một bối cảnh
lịch sử cụ thể, bị chi phối bởi những điều kiện chung quanh và có tác động trở
lại các điều kiện đó. Vì thế quan điểm mácxít-lêninnít khẳng định rằng, khi xem
xet một sự kiện, đánh giá một nhân vật phải tính đến những điều kiện lịch sử,
yêu cầu của xã hội lúc bấy giờ, không nên “hiện đại hóa” lịch sử, cũng như
không đòi hỏi nhân vật lịch sử phải đáp ứng được yêu cầu của chúng ta ngày
nay. Tách sự kiện khỏi điều kiện lịch
sử, gán cho nhân vật ngày xưa những yêu cầu của hiện tại là một trong những thủ
đoạn của một số sử gia phong kiến, tư sản thường dung để xuyên tạc lịch sử.[1]
Tuy đứng trên
quan điểm mácxít về lịch sử, song có lúc chúng ta cũng phạm sai lầm về “hiện
đại hóa” lịch sử. Điều này là do chưa nhận thức tốt và quán triệt nguyên tắc
phương pháp luận sử học mácxít về sự thống nhất quan điểm lịch sử và quan điểm
giai cấp trong nghiên cứu lịch sử. Nó thể hiện ở khuynh hướng không xử lý đúng
đắn mối quan hệ giữa hai quan điểm này; hoặc nặng nề về quan điểm giai cấp vô
sản mà không công nhận các quan điểm tiến bộ khác, hoặc vận dụng quan điểm
mácxít-lêninnít một cách công thức, giáo điều mà không tính tới những điều kiện
lịch sử cụ thể. Những biểu hiện sai lầm này làm giảm sút chất lượng, kết quả
nghiên cứu lịch sử. Do đó, tuân thủ nguyên tắc phương pháp luận về sụ thống
nhất giữa quan điểm lịch sử và quan điểm giai cấp là một trong những yêu cầu
quan trọng bậc nhất trong việc nghiên cứu lịch sử của chúng ta.
Xung quanh các
vấn đề lịch sử nhà Nguyễn, trong thế kỷ XX đã diễn ra những cuộc đấu tranh gay
gắt, những cuộc tranh luận sôi nổi.
Quốc sử quán
triều Nguyễn, với những tác phẩm được biên soạn công phu, như “Khâm Định Việt
sử thông giám cương mục”, “Đại Nam thực lục” (tiền biên và chính biên)… đã hết
lời ca tụng công lao to lớn của Nguyễn Ánh – Gia Long trong việc “phục quốc”,
“sáng lập quốc gia thống nhất”, “đánh bại ngụy triều Tây Sơn” và sự nghiệp của
các vua kế tiếp – Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức – trong xây dựng và củng cố
vương triều ngày một lớn mạnh, có “kỷ cương, nề nếp”. Quan điểm “chính thống”
được kế thừa và phát triển trong nhiều công trình nghiên cứu thời Pháp thuộc.
Trên thực tế, nhân dân và các sĩ phu yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỷ XIX,
đặc biệt trong các thập kỷ đầu của thế kỷ XX đã nhận thức rõ bản chất của triều
Nguyễn. Những cuộc khởi nghĩa nông dân lien tiếp nổ ra trong cả nước, đặc biệt
ở Bắc Thành, vào buổi đầu các vua nhà Nguyễn – một hiện tượng chưa thấy ra ở
các thời đại Lý, Trần, Lê trong thời kỳ hưng thịnh – là câu trả lời về thái độ
của nhân dân đối với vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Đồng thời cũng cần nhấn mạnh rằng, khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, với
lòng yêu nước nồng nàn, nông dân đã chuyển hóa mâu thuẫn: tạm gác mâu thuẫn
giai cấp và đặt lên hang đầu mâu thuẫn giữa dân tộc và quân xâm lược để cùng
triều đình chống ngoại xâm. Nhưng khi triều đình nhượng bộ, đầu hang, làm tay
sai cho thực dân Pháp, thì nhân dân tiếp tục chiến đấu, không tuân lệnh triều
đình rồi “đánh cả Triều lẫn Tây ”. Ở một số địa
phương, nhân dân vùng lên đánh đuổi chính quyền phong kiến, tích cực chuẩn bị
đánh Pháp, khi chúng chưa đến chiếm đóng. Tiêu biểu là của khởi nghĩa của Lê
Trung Đình (Quảng Ngãi) – cuộc khởi nghĩa đầu tiên của phong trào Cần Vương ở
Nam Trung Bộ.
Thái độ đối
với triều Nguyễn của các sĩ phu yêu nước vào đầu thế kỷ XX cũng rất rõ rang.
Phan Bội Châu đã lên án triều đình Huế bạc nhược, đê hèn, đầu hang giặc và
khẳng định “Nguyễn Triều cũng như Mãn Triều đều là một phường chó chết”, Phan
Chu Trinh muốn dựa vào Pháp để đánh đổ triều đình phong kiến – điều mà Nguyễn
Tất Thành không tán thành, vì không thể thực hiện trong xã hội thực dân nửa
phong kiến.
Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh và Đảng ta trên góc độ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã
lên án thái độ của vua tôi nhà Nguyễn “thật là ngu si”, và đã “rước voi giày mả
tổ”, dẫn tới tình trạng “nước mất nhà tan”[2].
Thời kỳ đế
quốc Mỹ và chính quyền tay sai thống trị ở miền Nam Việt Nam (1954 -1975) ca
ngợi, đánh giá “cao công lao của Gia Long trong việc thống nhất đất nước”, phủ
nhận vai trò của Nguyễn Huệ là một trong những trọng tâm nghiên cứu, tuyên
truyền, giáo dục của những người làm chính trị, khoác áo “lịch sử”, nhằm thực
hiện mưu đồ chia cắt lâu dài đất nước và hô hào “lấp sông Bến Hải, Bắc Tiến” để
thống nhất đất nước. Theo họ, Nguyễn Ánh đã từng từ đất Gia Định tiến ra Thăng
Long lập nên cơ nghiệp nhà Nguyễn thống nhất đất nước. Không phải phân tích
dài, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy âm mưu của Mỹ và tay sai trong việc biện
hộ cho việc chia cắt đất nước và chủ trương biến cả Việt Nam thành thuộc
địa của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.
Từ sau cách
mạng tháng Tám 1945 các nhà sử học yêu nước, cách mạng Việt Nam trên cơ sở quan
điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng đã tìm
hiểu lịch sử một cách “công minh, công bằng”, khôi phục bức tranh lịch sử đúng
như nó tồn tại khách quan, đánh giá đúng các sự kiện, nhân vật lịch sử, phù hợp
với điều kiện và yêu cầu của mỗi thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên do nhận thức và
quán triệt các nguyên tắc phương pháp luận sử học mácxít – Lêninnít, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng còn giới hạn nên nghiên cứu, giáo dục lịch sử
nước ta khó tránh khỏi những thiếu sót sai lầm do vận dụng, xử lý không đúng
phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Một số người đã rơi vào các khuynh
hướng của chủ quan khách quan tư sản, mắc các bệnh giáo điều, công thức, những
biểu hiện của bệnh “hiện đại hóa” lịch sử, “bệnh đóng mầu” (fixsime), mà đồng
chí Trường Chinh với cương vị Trưởng ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương đã
lưu ý trong một hội nghị tổng kết công tác của Ban (1964).
Trong việc
nghiên cứu lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, đặc biệt vào
thời kỳ các vua đầu nhà Nguyễn, một vài nhà sử học đã quá tô đậm công lao của
Nguyễn Huệ - Quang Trung, được xem như người đã hoàn thành công cuộc thống nhất
đất nước và phủ nhận những đóng góp của Gia Long và các vua đầu triều Nguyễn
trong việc xây dựng đất nước, xác lập chủ quyền dân tộc trong quốc gia độc lập,
thống nhất. Cuộc luận chiến “Ai thống nhất đất nước, Gia Long hay Nguyễn Huệ”
diễn ra trong những năm 60 của thế kỷ XX khá sôi nổi và gay gắt. Cũng cần nhận
rõ rằng, cuộc luận chiến này diễn ra trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước mà việc nghiên cứu lịc sử là phục vũ chính trị trước mắt. Điều này khác
với việc “bênh vực Nguyễn Ánh” của một người làm công tác sử học ở miền Nam thời Mỹ -
Ngụy để biện hộ cho mưu đồ chính trị của chúng. Tuy nhiên, trong nhận thức lịc
sử chúng ta cũng chưa thật quán triệt và nhuần nhuyễn trong việc vận dụng và xử
lý đúng mối quan hệ giữa quan điểm lịch
sử và quan điểm giai cấp nên hơi “cứng nhắc” trong việc đánh giá Nguyễn Huệ -
Quang Trung, Gia Long và các vua đầu triều Nguyễn.
Sự thống nhất
giữa tính khoa học và tính đảng được thể hiện ở chỗ tính đảng càng cao thì chất lượng khoa học càng cao. Không có
tính đảng chỉ đạo thì không thể đạt được thành tựu khoa học, không có cơ sở
khoa học thì không thể là người có tính đảng; vì tính đảngphải giúp ta đạt đến
chân lý khoa học. Rõ rang, việc không xác định về con người và sự kiện thì
không phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị. Trên cơ sở tài liệu – sự kiện
khoa học, chúng ta nhận thấy rằng Nguyễn Huệ - Quang Trung đã đập tan các tập
đoàn phong kiến trong nước và ngoài nước, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước
nhưng vẫn chưa thực hiện được sự thống nhất đất nước, vì vẫn còn tồn tại các
vùng lãnh thổ thuộc sự quản lý khác nhau của Quang Trung, Nguyễn Nhạc, Nguyễn
Lữ và cả Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh tuy không có công trong việc đặt nền móng cho
sự thống nhất lớn Tổ quốc, song trên cơ sở đánh bại cuộc khởi nghĩa nông dân
Tây Sơn đã thực hiện thống nhất đất nước về mặt hành chính và ra sức củn cố
chính quyền của mình. Cũng trên cơ sở tài liệu lịch sử cơ bản, chính xác, chúng
ta không thể phủ nhận sự đóng góp của các vua đầu triều Nguyễ, cũng như không
quá đề cao “công lao”, “tài trí”, “đức độ” mà không nhận thấy những mặt yếu
kém, bảo thủ, trì trệ của các ông vua này. Từ cực này sang cực kia của việc
nhận thức, đánh giá triều Nguyễn vào nửa đầu thế kỷ XIX cũng như những ông vua
đầu nhà Nguyễn biểu hiện việc chưa quán triệt nguyên tắc về sự thống nhất của
quan điểm lịch sử và quan điểm giai cấp.
Lịch sử thướng
tểh hiện một cách quan co, phức tạp, đa dạng và đầy đủ mâu thuẫn, nếu không nắm
vững nguyên tắc phương pháp luận sử hoc mácxít – lêninnít thì chỉ mô tả hiện
tượng mà không nhận thức được bản chất của sự kiện, nhân vật. Nhìn nhận về các
vua đầu triều Nguyễn cần thấu rõ những mặt tích cực và tiêu cực mới có thể lý
giải được vấn đề dường như mâu thuẫn: Tại sao ở thời nhà Nguyễn – giai đoạn
khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam – mà các mặt kinh tế, xã hội, khoa
học (khai hoang lấn biển, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các công trình văn
hóa như văn thơ, sử học…) vẫn phát triển và đạt nhiều thành tựu? Cũng như trên
cơ sở thống nhất tính khoa học, tính đảng chúng ta mới có thể giải quyết thỏa
đáng về các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới việc mất nước và trách
nhiệm của triều đình Huế làm mất nước ta; nhìn nhận không khách quan và phiến
diện sẽ rơi vào thái độ không khoa học trong việc quy mọi nguyên nhân mất nước
của nhà Nguyễn, hoặc biện hộ “chạy tội’ cho triều Nguyễn khi cho rằng việc mất
nước có tính định mệnh: một nước phong kiến yếu kém thì làm sao chống lại một
nước tư bản hùng mạnh.
Có một cái
nhìn tổng quát tình hình thế giới trong thế kỷ XX, nhận thức đầy đủ, chính xác
tình hình trong nước với các khuynh hướng khác nhau và việc đấu tranh của các
lực lượng trong xã hội trước nguy cơ ngoại xâm…thì mới hiểu rõ những nguyên
nhân và trách nhiệm của vua tôi triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta. Trên
cơ sở như vậy mới có thể đi đến kết luận rằng, trách nhiệm của triều đình Huế
là ở chỗ biến việc mất nước khôn phải là tất yếu và nhận thức thức đúng nhiều
vấn đề lịch sử thời Nguyễn.
No comments:
Post a Comment