TS. Bùi Thị
Thu Hàß
Việc đánh giá
triều Nguyễn một cách khách quan, công minh phải được xây dựng trên cơ sở thống
nhất quan điểm lịch sử và quan điểm giai cấp của sử học mácxít. Tuy nhiên,
trong thực tế chúng ta dễ rơi vào những sai lầm của bệnh công thức, hời hợt, nên
dẫn tới những nhận thức không đùng hiện thực lịch sử. Có người cho rằng triều
Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, biểu hiện những mặt
yếu kém về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá; song điều này không
có nghĩa là các vua thời Nguyễn, nhất là các vua đầu tiên từ Gia Long đến Tự Đức,
không có một đóng góp tích cực, tiến bộ nào trong chính sách đối nội cũng như đối
ngại. Theo họ, triều Nguyễn ra đời trên cơ sở dựa vào ngoại bang để đánh bại
phong trào nông dân Tây Sơn, mâu thuẫn sau sắc với nông dân, khong tập hợp được
đông đảo nông dân xây dựng đất nước, chống nguy cơ xâm lược. Trái với các quan điểm
trên là một số ý kiến đề cao nhà Nguyễn ở một khía cạnh nào đấy.
Công và tội của
triều Nguyễn, chủ yếu các vua đầu tiên,phải được luận xét trên cơ sở tài liệu -
sự kiện khoa học chính xác.
Trong bài viết
nhỏ này, trên cơ sở phác hoạ công cuộc đào kênh ở An Giang, chúng tôi góp phần
nhỏ vào luận cứ đánh giá, nhận định về
triều Nguyễn.
Trên con đường
phát triển vào phương Nam của
người Việt, vùng đất Nam Bộ ngày nay mới bắt đầu gia nhập Tổ quốc thống nhất Việt
Nam
cách đây khoảng 300 năm. kể từ năm 1657, chúa Nguyễn Hiền Vương đánh chiếm Mối
Xui (Mô Xoài, Đồng Nai), rồi Gia Định (1698)…Mãi đến năm 1757 khi lập các đạo
Châu Đốc, Tân Châu (thuộc An Giang ngày nay) và Đảng Khẩu (Sa Đéc ngày nay) vùng
biên cương phía Nam của đất nước mới được ổn định.
Về việc tìm hiểu
động cơ và d9ánh gá công cuộc Nam
tiến, khai hoang lập ấp cũng có nhiều ý kiến khác nhau. thậm chí trái ngược
nhau; ai có công, ai có tội trong sự việc này cần đươ6c minh giải.
Về khách quan
cần nhìn nhận rằng nhu cầu mở rộng đất đai về phương Nam của chúa Nguyễn nhằm mở
rộng địa bàn thống trị, xây dựng tiềm lực kinh tế, quốc phòng để độc lập với chúa
Trịnh là yêu cầu cấp thiết đối với họ lúc bấy giờ. Việc khẩn hoang, lập ấp, xây
dựng các công trình thuỷ nông, giao thong, các chiến tuyến bảo vệ biên cương là
do công sức chủ yếu của nhân dân lao động người Việt từ phía Bắc vào và cư dân
bản địa gốm các tộc người Khơme, Chăm…Nhưng nhà cầm quyền, các tướng lĩnh nhà
Nguyễn cũng có tầm nhìn chiến lược về mặt kinh tế, quốc phòng trong việc xạy dựng,
tổ chức, củng cố quốc phòng ở vùng xa xôi này.
Tỉnh An Giang
ngày nay tuy trải qua nhiều lần thay đổi về địa giới, song về cơ bản là vùng đất
rộng lớn, nằm giữa đất Gia Định xưa, rồi trở thành một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ.
An Giang, Châu
Đốc và Long Xuyên, là vùng đất châu thổ có hai con song Tiền và song Hậu chạy
qua, lại có vùng biên giới kéo dài với Campuchia. Vì vậy từ xưa An Giang là vùng
đất tốt, thuận lợi cho việc phát trển nông nghiệp, nhưng cũng có nơi đất xấu
(phía Đồng Tháp Mười) và ngập lụt (vùng tứ giác Long Xuyên). Nằm kề với
Campuchia, thuận đường sang Xiêm (nay là Thái Lan), nên giao thông, buôn bán dễ
dàng, nhưng nguy cơ xâm lược từ bên ngoài ũng luôn rình rập. Chỉ trong vòng mấy
mươi năm, vào cuối thế kỷ XVIII và đầu những năm 40 của thế kỷ XIX, quân Xiêm đã
4 lần xâm nhập vào nước ta ở vùng An Giang, đốt phá, giết người, cướp của. Cho
nên …”vùng An Giang quả là hơi hứng chịu hy sinh nhiều nhất, trong tình trạng đất
đai vừa được khai khẩn, khí hậu xấu, giao thông, thủy lợi chưa tốt”[1]
Trước yêu cầu
phát triển ở An Giang làm vựa thóc cho quốc gia, cải thiện đời sống kinh tề cho
nhân dân và củng cố quốc phòng, các vua đầu thời Nguyễn – Gia Long, Minh Mệnh với
sự trợ giúp hữu hiệu của các đại thần ở vùng Gia Định, đặc biệt là Thoại Ngọc Hầu
Nguyễn Văn Thoại, đã có kế hoạch mở mang vùng “Châu Đốc Tân Cương” này. Trong
“Quốc triều chính biên” có ghi lời dụ của vua Gia Long cho Tổng trấn Gia Định vào
năm 1817 như sau: “ (ở vùng Châu Đốc) dân mới phủ tập, nên dạy làm các việc lợi
ích, khiến dân đều an cư lạc nghiệp, cho các việc thành rồi mới tâu lên”[2]. Vừa
mới lên ngôi, năm 1821, vua Minh Mệnh cũng nhắc Nguyễn Văn Thoại: “Châu Đốc là
một vùng xung yếu, nhà ngươi phải hết sức khéo léo trong mọi trường hợp, trấn
an, phủ dụ dân địa phương. Trước hết phải chiêu mộ những dân buôn, ruộng đất được
khai khẩn thêm. Vấn đề biên giới cũng cần
được trù liệu chu đáo…”[3]
Từ nhận thức
như vậy, cua quan nhà Nguyễn chăm lo phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng mà
một mặt trong những biện pháp quan trọng là đào kinh (kênh), đắp đê. Vì vậy,
ngoài con kênh Bảo Định, nối song Tiền qua Vàm Cỏ Tây nối với Rạch Mỹ Thi qua
ngọn rạch Vũng Cù, được đào đầu tiên vào năm 1707, ba con kinh khác đều năm
trên đất An Giang.
Kênh Thoại Hà
(do Nguyễn Văn Thoại phụ trách đào, nên được lấy tên ông đặt cho kênh, còn gọi
là kinh Núi Sập) được khởi công vào cuối năm 1817 – đầu 1818 dưới đời Gia Long.
Kênh nối liền từ Hậu Giang qua Rạch Giá, chủ yếu nhằm vào mục đích quân sự. Con
kênh này ngắn dựa vào các đoạn đã có sẵn mà dung để đi lại, nên chỉ huy động có
1.500 người phu Việt và Khơme để nới rộng, đào sâu hơn, đặc biệt vét đoạn giữa
và nhanh chóng hoàn thành.
Kênh Thoại Hà
không chỉ có ý nghĩa kinh tế quốc phòng mà làm cho phong cảnh nơi đây thêm
ngoạn mục, thu hút nhiều du khách viếng thăm. Nhà vua đổi tên Núi Sập trên bờ
phía Đông Thoại Hà thành Thoại Sơn và cấm đốn phá cây để giữ vẻ đẹp của ngọn
núi.
Trong bài “Bia Thoại Sơn”, do Nguyễn Văn Thoại
soạn và cho khắc đá, có đoạn: “Núi ở gần kênh, cao ước hơn 10 trượng, chu vi
được hai ngàn bốn trăm bảy mươi tám tầm, sắc biếc dờn dợn, dựng cao sừng sững,
sống động như thần giỡn dưới nước, phượng đẹp lượn trên song, cảnh anh tú ấy,
há không phải tay thợ tạo chung đúc mà nên.
Lâu nay trời
đất giấu kín, chân người ít tới đây, nay nhân có đào kênh xong mà núi, kinh
đồng được ghi lên họa đồ dâng trình ngự lãm, ấy cũng là ngày kỳ ngộ của núi non
vậy!”[4]
Kênh Vĩnh Tế
(mang tên vợ của Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại) ở đọan Thiệu Sơn thì gặp
nhiều đá ngềm nên phải tốn nhiều sức người để đào, nhưng khi đổ ra biển qua
Đông Hồ thì dựa vào con rạch tự nhiên (rạch Giang Thành). Trải qua nhiều năm
xây dựng vất vả, khắc phục nhiều khó khăn về nắng hạn thiếu nước và ngập lục
vào mùa mưa lũ, công việc đào kênh mới hoàn thành.Con kênh được được khởi công
xây dựng từ cuối đời Gia Long và hoàn thành vào đầu triều Minh Mệnh, Lê Văn
Duyệt được giao huy động đến 55.000 dân công, gồm dân phu người Việt ở Vĩnh
Thanh, Định Tường và người Khơme ở vùng đất Trà Ôn. Do điều kiện thời tiết khắc
nghiệt, thiếu thốn lương thực, thuốc men nên nhiều dân phu đã chết hoặc bỏ
trốn.
Kênh Vĩnh Tế
có ý nghĩa quân sự rất lớn: vua Minh Mệnh đã nói rõ mục đích đào kênh: “Đức
Hoàng khảo Thế Tổ Cao Hoàng Đế ta (Gia Long) mưu sâu nghĩ ra, chú ý việc ngoại
tiện…”[5] .
Tác dụng về mặt kinh tế cũng không nhỏ. Nhở việc điều hòa về nước, vừa chống
úng lụt, vừa khắc phục được việc thiếu nước trong mùa hạn hán nên cư dân nhiều
nơi kéo đến sinh sống, canh tác. Từ kênh Vĩnh Tế, nhân dân lại đào nhiều kênh
nhõ, ngắn ( được gọi là “cựa gà”) để lấy nước tười ruộng đồng, làm đường giao
thông thủy để chở lúa về nhà. Nhiều làng mới được lập, như Vĩnh Tế Sơn thôn,
Nhơn Hòa thôn, An Quy thôn, Vĩnh Bảo thôn, Long Trạch thôn…Kênh Vĩnh Tế cón là
con đượng giao thông thuận lợi giữa Châu Đốc (An Giang) với Hà Tiên. Tuy có ý
nghĩa quốc phòng, ngăn chặn sự xâm nhập của kẻ thù bên ngoài, chủ yếu là quân
phong kiến Xiêm qua đất Campuchia, nhưng việc đào kênh cũng có phần thuận lợi
cho nhân dân Khơme bên kia biên giới. Triều đình cũng ra lệnh cấm người Việt
không được vượt kinh, lấn sang Campuchia để khai khẩn, canh tác.
Nói về vị trí,
tác dụng của kênh Vĩnh Tế, bản văn bia Vĩnh Tế Sơn có đạon viết: “Đến nay, sánh
sáng sớm sương tan, bóng chiều ta soi rọi, cây rậm rạp khoe xanh, cỏ là đà phô
thắm. Bụi sạch trên đường lên cao ngắm nghía dòng sông trải lụa, khách đi qua
buông chèo nhàn ngoạn, tay trỏ non xanh cùng nói với nhau: “Đây là núi Vĩnh Tế
do vua ban tên cho”[6]
Kênh Vinh An,
nối liền sông Tiền sông Hậu ở vùng Tân Châu, được đào vào năm 1843, dưới thời
vua Thiệu Trị. Dân phu là những người ở VĨnh Long và ở An Giang. Tuy kênh ngắn
và đi qua những vùng đất không hiểm trở vẫn phải đào hai đợt trong vòng một năm
thì hoàn thành. Lúc đầu kênh mang tên là kênh Long – An – Hà, sau được đổi tên
là Tân Châu Hà, cũng gọi là Vĩnh An Hà. Kênh Vĩnh An cũng có ý nghĩa về mặt
quân sự. Năm 1844, khi quân Xiêm La chuẩn bị xâm lược nước ta, kênh được gấp
rút hoàn thành để đưa chiến thuyền từ sông Tiền qua sông Hậu và ngược lại, được
nhanh chóng
An Giang là
một bộ phận của vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đặc điểm riêng, song vẫn
có những nét chung của đất nước. Việc khai phá vùng đất mới này là công sức to
lớn của nhân dân các dân tộc Việt, Khơme, Chăm, song không thể không tính đến
sự đóng góp của đời chúa, vua nhà Nguyễn. Điều này gợi cho chúng ta suy nghĩ
rằng, không phải một triều đại nào ở thời kỳ suy yếu của chế độ phong kiến cũng
không thể không đề xuất và thực hiện được một chủ trương, chính sách đúng trong
việc phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng. Và chế độ phong kiến dù mâu thuẫn
sâu sắc với nông dân cũng không phải không làm được điểu gì có lợi cho nhân dân
và không phải không được nhân dân hưởng ứng, ủng hộ. Xem xét cụ thể từng vấn
đề, như vấn đề đào kênh ở An Giang đã trình bày, chúng ta có thể thêm những
bằng chứng để đánh giá triều Nguyễn. Theo chúng tôi, trong một mức độ nhất
định, các vua đầu đời Nguyễn cũng quan tâm, chăm lo đến phát triển nông nghiệp,
có cái nhìn khá đúng, chính xác về vai trò của công tác thủy lợi nói chung, đào
kênh nói riêng. Ngoài ý nghĩ về kinh tế, công tác đào kênh còn có tác dụng nhất
định về mặt xã hội và quốc phòng; nó để lại cho chúng ta ngày nay những kinh
nghiệm, bài học quý báo trong việc phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng.
Việc giải quyết đúng đắn có hiệu quả để “dân chung sống với lũ” ở đồng bằng
sông Cửu Long, việc tôn trọng và hành động đúng theo quy luật khách quan của tự
nhiên là một ví dụ cụ thể về tiếp thu kinh nghiệm đào kênh dẫn nước.
ß
Phân viện Hà Nội – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
[4] Trích
dẫn theo Nguyễn Vă Hầu: Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang,
NXB Hương Sen, Sài Gòn, 1972, tr. 174-175
[5] Theo
quốc triều chính biên, trích theo Sơn Nam :
Lịch sử khẩn hoang miền Nam .
NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr. 72
[6] Trích
dẫn theo Nguyễn Văn Hầu: Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang,
Sđd, tr. 201
Theo "Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới".
No comments:
Post a Comment