Friday, April 8, 2016

ĐẶNG TRẦN CÔN


Nhà thơ, gười làng Nhân Mục, tục gọi làng Mọc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, không rõ sinh và mất năm nào nhưng căn cứ vào những giai thoại truyền tụng có thể biết ông sống khoảng nữa đầu thế kỷ 19, đời vua Lê Dụ Tôn, trong thời kỳ Trịnh Cương (1709 – 1729) cầm quyền. Thuở nhỏ ông rất ham học. Bấy giờ thành Thăng Long hay có hỏa hoạn, nên lệnh cấm lửa rất nghiêm ngặt, Đặng Trần Côn phải đào hầm xuống đất để giấu đèn mà đọc sách, làm bài ban đêm. Ông thi đỗ Hương Cống, nhưng hỏng kỳ thi Hội, được bổ àm Phủ học Huấn đạo, sau đổi sang làm Tri huyện Thanh Oai, rồi thăng lên chức Ngự sử đài chiếu khan. Tánh ông phóng khoảng ưa rượu và thơ. Tương truyền lúc còn đi hoc thích làm thơ văn, bị Đoàn Thị Điểm* chê văn quá non kém. Hổ thẹn, ông gắng viết thi phẩm Chinh phụ ngâm bằng Hán văn nói lên thân phận người phụ nữ trong chiến tranh. Các danh sĩ đương thời rất thán phục. Sau này chính Đoàn Thị Điểm đã dịch tác phẩm này sang chữ quốc âm. Ngoài ra, các thi phẩm của ông còn có Tiêu Tương bát cảnh, Phú Trương Hàn, Trương Lương bố, Khấu môn thanh. Một số các tác phẩm như Bích Câu kỳ ngộ, Tùng bách thuyết thoại, Long hổ đấu kỳ… củng có giả thuyết cho ông là tác giả và đến nay chưa có gì khẳng định, nhưng cũng chưa có ai bác bỏ.

Th.N.

No comments:

Post a Comment