Sunday, April 24, 2016

TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT Ở QUẢNG HÒA (CAO BẰNG) NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX THEO ĐỊA BẠ GIA LONG (1805) VÀ MINH MỆNH 21 (1840)

TS. Đàm Thị Uyênß
Huyện Quảng Hòa nằm ở phía đông tỉnh Cao Bằng, cách thị xã 45 km. Phía Đông giáp huyện Hạ Lang (Cao Bằng) và huyện Long Châu (tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc), phía tây giáp huyện Hòa An và huyện Thạch An, phía nam giáp huyện Thạch An, phía bắc giáp huyện Trà Lĩnh và huyện Trùng Khánh. Sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi huyện Quảng Hòa ở cách phủ 69 dặm về phía đông, đông tây cách nhau 88 dặm, nam bắc cách nhau 115 dặm, phía đông đến địa giới Long Châu nước Thanh 74 dặm, phía tây đến địa giới huyện Thạch Lâm và Thạch An 14 dặm, phía Nam đến địa giới huyện Thạch An 51 dặm, phía bắc đến địa giới  huyện Thượng Lang, Hạ Lang (Cao bằng) và châu Quy Thuận nước Thanh 64 dặm[1].
Trên cơ sở xử lý số liệu của các đại bạ thuộc 26 đơn vị ở Quảng Hòa chúng tôi đạt được một số kết quả:
1. đặc điểm của chế độ ruộng đất ở Quảng Hòa 1805, 1840
Với những số liệu tổng quát ghi trong phần đầu của các địa bạ, chúng ta có bảng sau:
Bảng 1: bảng so sánh sự phân bố của các loại ruộng đất của Quảng Hòa[2]

Loại ruộng
Năm Gia Long 4 (1805)
Năm Minh Mệnh 21 (1840)
Diện tích
%
Diện tích
%
Thực ruộng
5009.8.1.2.0
94,36
5878.2.1.9.0
100%
- Tư điền
4573.0.8.1.0
86,14%
5142.5.9.7.7
84,49%
- Tư Thổ
434.3.8.1.0
8,17%
556.9.14.9.0
9,48%
- Công Thổ
2.4.0.0.0
0,04%
52.5.1.7.7
0,89%
- Công điền


126.1.5.5.5
2,14%
Lưu hoang
299.3.14.6.0
5,64


- Tư điền
299.3.14.6.0
5,64


Tổng cộng
5309.2.0.8.0
100%
5878.2.1.9.9
100%

(Bảng so sánh trên dự trên 26 xã có địa bạ hai thời điểm lịch sử 1805, 1840)
Tính từ năm 1805 đến 1840, tức là sau 35 năm, tổng diện tích ruộng đất của 26 đơn vị xã thôn tăng lên đáng kể 569.0.1.1.0, ruộng đất lưu hoang được phục trưng. Như vậy, đến năm 1840, tình hình ruộng đất bỏ hoang ở Quảng Hòa cơ bản được khắc phục.
Đặc điểm nổi bật trong phân bố ruộng đất của Quảng hòa giữa hai thời điểm là từ chỗ chỉ có 2 mẫu 4 sào đất công (1805) thì đến năm 1840 loại ruộng này đã xuất hiện ở đây do phục trưng ruộng lưu hoang và chiết cấp từ tư điền sang số lượng 178.6.7.2.5, toàn bộ công điền, công thổ chủ yếu do bản xã đồng canh. Có thể nói, tư tưởng phục hồi và mở rộng bộ phận ruộng đất của Minh Mệnh  trên một chừng mực nào đã được thực hiện ở huyện miền núi biên giới Quảng Hòa.
2. Tình Trạng sở hữu ruộng đất tư.
Như trên đã nói, do chính sách mở rộng bộ phận ruộng đất công của Minh mệnh số ruộng đất tư của Quảng Hòa không những không bị giảm đi mà còn tăng lên đáng kể. Để thấy rõ hơn sự biến đổi trong mức độ sở hữu của các chủ tư hữu chúng tôi lập bảng so sánh sau:



Bảng 2: So sánh quy mô sở hữu ruộng đất tư.

QUY MÔ SỞ HỮU
NĂM GIA LONG 4 (1805)
NĂM MINH MỆNH 21 (1840)
Số chủ %
Diện tích sở hữu %
Số chủ
Diện tích sở hữu %
< 1 mẫu
22=3.24
13.3.10.6.0=0.29%
36=0.46%
23.0.12.0.5.0=0,45%
1 ->5 mẫu
243=35,84%
710.7.13.2.0=15,54%
428=48,31%
1192.9.14.4.0=23,2%
5 -> 10 mẫu
294=43,36%
2019.5.3.6.8=44,16%
310=34,99%
2087.0.13.4.0=40,59%
10 -> 20 mẫu
99=16,60%
1281.6.4.4.2=28,03%
89=10,05%
1120.3.14.2.7=21,79%
20 -> 40 mẫu
19=2,80%
490.6.11.1.0=10,73%
19=2,14%
459.1.12.0.0=8,93%
40 -> 70 mẫu
1=0,15%
57.0.10.10=1,25%
2=0,23%
83.4.13.5.0=1,62%
70 -> 100 mẫu


2=0,23%
176.3.4.7.0=3,42%
Tổng cộng
78=100,00%
78.0.8.10=100%
86=100,000%
142.5.9.7.7=100%

Do việc phục hồi ruộng đất công của Minh Mệnh, một số ít tư điền bị chiết cấp làm công điền và chủ yếu là phục trưng ruộng đất lưu hoang làm công điền, công thổ.
Bình quân sở hữu của một chủ ở Quảng Hòa cuối thời Minh Mệnh (1840): 5.8.0.6.3 nếu so với bình quân ruộng đất thời điểm Gia Long 4 (1805): 6.7.6.7.3 thì rõ ràng bình quân sở hữu ở giai đoạn cuối Minh Mệnh thấp hơn 0.9.6.1.0.     
Phân tích các số liệu ở bảng trên có thể thấy:
Năm 1840, tổng số chủ sở hữu tăng lên so với năm 1805 (886-678) là 208 người, nhưng sự gia tăng đó không phân bố đồng đều cho các lớp chủ sở hữu.
Lớp chủ sở hữu từ dưới một mẫu tăng thêm 0,82% về số chủ, 1,16% về diện tích. Trung bình sở hữu 1 chủ tăng từ 0 mẫu 6 sào 1 thước 1 tấc 6 phân lên 0 mẫu 6 sào 6 thước 1 tấc 8 phân.
Lớp sở hữu từ 1 đến 5 mẫu tăng thêm 2,47% số chủ và diện tích cũng tăng 7,66%. Bình quân sở hữu giảm 2 mẫu 9 sào 3 thước 6 tấc 6 phân xuống còn 2 mẫu 7 sào 13 thước 1 tấc.
Lớp chủ sở hữu từ 5 đến 10 mẫu giảm 8,37% số chủ và giảm 3,57% về diện tích, bình quân sở hữu của một chủ giảm từ 6.8.10.3.6 xuống còn 6.7.4.8.8.
Lớp sở hữu từ 10 đến 20 mẫu cũng giảm xuống 4,55% số chủ và giảm 6,24% về diện tích ruộng đất. Bình quân sở hữu từ 12.9.6.8.6 xuống còn 12.5.13.3.0.
Lớp sở hữu từ 10 đến 40 mẫu giảm 0,66% số chủ và 1,8% diện tích, bình quân sở hữu giảm từ 25.8.3.7.4 xuống còn 24.1.10.1.0.
Lớp sở hữu từ 40 đến 70 mẫu tăng 0,08% số chủ và 0,37% về diện tích. Bình quân sở hữu giảm từ 57.0.10.1.0 xuống còn 41.7.6.7.0.
Lớp chủ sở hữu 70 đến 100 mẫu ở thời điểm 1805 không có, nhưng ở thời điểm 1840 chiến 0,23% số chủ với 3,42% diện tích.
Hiện tượng phụ nữu đứng tên chủ sở hữu xuất hiện trong cả hai địa bạ của Quảng Hòa. Đối với các chủ sở hữu là nữ, từ địa bạ Gia Long 4 đến địa bạ Minh Mệnh 21 xét về số người có giảm đi (88-40 = 48 người ), song nếu nhìn trên tỏ lệ so với tổng số chủ sở hữu từng thời điểm tương ứng thì không những không tăng mà còn bị giảm đi ½ số chủ (Gia Long 4 (1805) 88 chủ = 12,97%, năm Minh Mệnh 21 (1840) 40 chủ = 4,31% ). Song, điều đáng nói ở đây là diện tích ruộng đất sở hữu của họ cũng bị suy giảm từ 244.2.3.4.0 xuống chỉ còn 109.5.11.5.0. Sự suy giảm này không chỉ nằm trong sự suy giảm của xã hội vì bộ phận tư điền lưu hoang đưa vào sản xuất và một số ruộng đất mới khai phá được chuyển thành ruộng đất công. Chính vì những lý do trên sở hữu trung bình của các chủ phụ nữu trong cả hai địa bạ Gia Long 4: 2.7.11.2.8, Minh Mệnh 21: 2.7.5.1.9 không có sự chênh lệch lớn, nhưng so với trung bình ruộng đất của toàn huyện thì sở hữu bình quân của các chủ nữ thấp hơn hẳn.
Từ địa bạ Gia Long (1805) sang địa bạ Minh Mệnh (1840), mặc dù tổng số chủ tư hữu ruộng đất nói chung tăng 208 người, song điều đặt biệt là riêng các chủ phụ canh thì giảm đi (147-59 = 88 người), cho nên tỷ lê chủ phụ canh thì trong toàn huyện giảm đi đáng kể (từ 21,68% xuống còn 6,66%). Một mặt, số lượng cũng như tỷ lệ phụ canh/ tổng số chủ sở hữu là giảm đi, mặc khác, tỷ lệ diện tích ruộng đất họ sở hữu trong tương quan với toàn huyện có sự thay đổi (9,05% xuống còn 3,46%) nhưng mức sở hữu bình quân của các chủ phụ canh thì có sự gia tăng về diện tích (Gia Long 2.8.3.0.1, Minh Mệnh 3.0.4.3.2). Hình thức “phụ canh” được phản ánh trong cả hai địa bạ của Quảng Hòa không phải là hiện tượng đặc biệt riêng của địa phương này, mà trái lại đây là một hiện tượng phổ biến ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Trên thực tế người ta có thể mua ruộng đất ở các bản, xã khác và ngược lại, bán ruộng đất cho người nơi khác. Xem xét cụ thể quê quán của các chủ phụ canh ở Quảng Hòa trong cả hai địa bạ chúng tôi thấy họ phần lớn đều thuộc các xã trong huyện và một số thuộc huyện Thạch Lâm, huyện Thượng Lang và huyện Hạ Lang.
Sự khác nhau giữa hai địa bạ Gia Long thứ 4 và Minh Mệnh 21 là ở chỗ: nếu địa bạ Gia Long 4 (1805) không chia tư thổ cho các chủ sở hữu, toàn bộ diện tích tư thổ đều do bản xã đồng cư, sang địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) ở Quảng Hòa xuất hiện hình thức chia tư thổ cho các chủ sở hữu. Với diện tích 88.3.9.4 tư thổ được chia cho 22 chủ, trong đó 16 chủ đã có tư điền nhưng vẫn được chia thêm thổ và 6 chủ sở hữu tư thổ (không có tư điền).
3. Chất lượng ruộng đất
Địa bạ Quảng Hòa không chỉ phân biệt từng loại ruộng đất là công hay tư, điền hay thổ mà còn ghi rất rõ từng loại ruộng này chất lượng ra sao. Về đất, chúng tôi không thấy phân biệt nhưng điền thì có ghi rất cụ thể. Tương tự như địa bạ Gia Long 4(1805), địa bạ Minh Mệnh cũng ghi rất rõ.
Công điền: với tổng diện tích 126.1.5.5.5 và công điền của Quảng Hòa chia thành các loại ruộng sau:
Loại 2: 36.1.0.0.0
Loại 3: 90.0.5.5.5
Tư điền; Sau khi chiết cấp một số bộ phận tư điền lưu hoang 126.1.5.5.0 làm công điền năm 1840 số tư điền còn lại của Quảng Hòa là 5142.5.9.7.7 được phân bố theo các loại sau:
Loại 2:  1480.8.5.2.5
Loại 3: 3661.7.4.5.2
Ruộng đất Quảng Hòa thuộc loại 2 và 3 chủ yếu là ruộng vụ thu.
4. Quy mô sở hữu của các dòng họ
Trong địabạ Quảng Hòa, từ những số liệu riêng lẻ về sở hữu ruộng đất tư của từng chủ sở hữu, chúng tôi lập bảng số chủ và mức độ sở hữu của các dòng họ qua hai thời điểm lịch sử (1805, 1840) để thấy được sự tăng giảm số lượng chủ sở hữu và mức độ sở hữu ruộng đất của họ. Tuy nhiên, thống kê này vẫn mang tính tương đối vì tạm thời theo quy ước chỉ dựa vào danh sở hữu chủ sở hữu ruộng đất và tên đầu của họ.
Từ bảng so sánh, chúng tôi tháy được sự thay đổi số lượng chủ sở hữu củng như diện tích ruộng đất sở hữu tương ứng của các dòng họ ở hai thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mệnh 21 (1840).
Xét về số chủ và số họ thì đều có chiều hướng gia tăng từ năm 1805 đến năm 1840, thêm 208 chủ sở hữu và thêm 2 họ, song nếu tính một cách tỷ mỉ thì số lượng chủ tăng nhanh hơn so  với số họ, hay nói cách khác, bình quân số chủ trong các họ năm Gia Long (678:37 = 18 người) nhỏ hơn so với Minh Mệnh 21 (886:39 = 22 ngươi).
So với năm 1805, đến 1840 ở Quảng Hòa xuất hiện thêm 8 họ mới là họ Cù, Gia, Mạc, Tần, Tạ, Trình, Đặng…nhưng lại mất đi họ Lưu Nhâm, Thạch, Trần, Tăng, Thương… Trên thực tế các dòng họ Bế, Đàm, Đinh, Hà, Hoàng, Nông, Nguyễn chiếm tới 74, 50% tổng số chủ và 72,50% tổng diện tích ruộng đất Quảng Hòa trong cả hai thời điểm lịch sử (1805 – 1840).
Trong 39 dòng họ của Quảng Hòa, nếu xét về mức độ tư hữu, tức là tỷ lệ giữa diện tích sở hữu trên tổng số chủ sở hữu thì họ Chu cao nhất (12.4.9.9), rồi đến họ Lương (11.3.13.2), còn họ có sở hữu trung bình nhỏ nhất là họ Trần (0.2). Vậy tỷ lệ giữa mức sở hữu trung bình của họ lớn nhất và họ nhất kém nhau tới (12.4.9.9:0.2.0.0 = 23 lần), quả là một con số không nhỏ.
Nếu xét về sở hữu của các thành phần dân tộc ở Quảng Hòa, bảy dòng họ như kể trên (Bế, Định, Hà, Hoàng, Nông, Nguyễn) chiếm 72,50% tổng diện tích ruộng đất của cả huyện thuộc dân tộc Tày.
5. Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức dịch
Trên cơ sở tư liệu địa bạ hai thời điểm lịch sử (1805-1840) chúng tôi thống kê tài sản ruộng đất của các chức dịch, cho thấy: hệ thống chức dịch trong các xã thôn Quảng Hòa năm Minh Mệnh 21 (2840) cao hơn so với năm Gia Long 4 (1805).
Số lượng chức dịch có tăng lên chút ít so với năm 1805 nhưng mức độ sở hữu của các chức dịch trong cả hai thời diểm lịch sử, chưa có chức dịch nào có sở hữu trên 40 mẫu.
            Nếu xét kỹ về mức độ sở hữu giữa các lớp sở hữu có sự thay đổi:
            Lớp sở hữu từ 10 đến 20 mẫu, năm 1805 chiếm  44,16% đến năm 1840 chỉ còn 26,19%; lớp sở hữu từ 1 đến 5 mẫu và từ 5 đến 10 mẫu có sự gia tăng từ 9,09% lên 23,81% và từ 33,76% lên 38,10%. Sở hữu bình quân của các chức dịch năm Minh Mệnh 21 (1840) thấp hơn (5.3.13.3.8) mức sở hữu trung bình của các chức dịch năm Gia Long thứ 4 (1805: 9.6.10.9.7). tuy nhiên, phần lớn các chức dịch, hương mục ở trong lớp người khá giả có sở hữu từ 5 trở lên (60% cai tổng, 73,08% lý trưởng, hương mục 74,98%, tả bạ 57,14%) tỷ số chung của 4 loại là 69,05%.
            Số chủ trên 10 mẫu cũng có mặt trong hàng ngũ chứcdich5 30,95% (cai tổng 20%, lý trưởng 34,27%, hương mục 34,35%, tả bạ 23,81%).
            Số chức dịch không có ruộng đất rất ít 5/84 người (chiếm 24,14%) 1 cai tổng, 1 lý trưởng và 3 tả bạ. Số chức dịch dưới 5 mẫu chiếm 25%.
            Qua phân tích địa bạ hai thời điểm lịch sử 1805, 1840 tác giả rút ra một số nhận xét sau:
            Thứ nhất, về quy mô sở hữu ruộng đất của các xã thôn Quảng Hòa trong cả hai thời điểm rất thấp, xã có quy mô sở hữu ruộng đất cao nhất là 564 mẫu, xã thấp nhất chỉ có 32 mẫu, 74,36% số xã có sở hữu 300 mẫu, còn lại 25,64% số xã có sở hữu từ 300 mẫu trở lên. Nếu so sánh với huyện Thụy An (Thái Bình) cùng thời điểm, ở đây xã thấp nhất có quy mô sở hữu 187 mẫu, xã có quy mô sở hữu cao nhất có tới 1563 mẫu[3].
            Như vậy quy mô sở hữu của Quảng Hòa nhỏ hơn rất nhiều lần so với xã vùng Đồng bằng. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng trên có thể do điều kiện địa hình miền núi đồi, núi nhiều, bồn địa hẹp, nên đồng ruộng chỉ tập trung ở những thung lũng chân núi mang tính chất là ruộng bậc thang và có khả năng giải quyết nguồn nước tưới tắm cho cây trồng. Đây là đặc điểm riêng biệt của các xã vùng núi biên giới phía Bắc.
            Thứ hai: về tình hình sở hữu ruộng đất của dòng họ và thành phần dân tộc của các chức dịch Quảng Hòa, ta thấy tình hình sở hữu không đồng đều giữa các dòng họ, phần lớn ruộng đất tập trung trong bảy dòng họ (Bế, Đàm, Đinh, Hà, Hoàng, Nông, Nguyễn) chiếm 75,79% tổng số chủ, 74,58% diện tích ruộng đất của cả hai huyện trong hai thời diểm lịch sử (1805 – 1840).
            Nếu như ở đồng bằng Bắc Bộ “trong từng làng một có thể có những họ to và những họ bé, những họ mạnh và những họ yếu, những “họ đàn anh” và những “họ đàn em”. Tổ chức họ cũng có vai trò trong lịch sử xây dựng làng mới để mở rộng diện tích canh tác. Mặc dù vậy tổ chức họ không phải là một viện trợ vật chất mà là chỗ dựa tinh thần và đôi khi còn là chính trị nữa…[4]. Ở vùng miền núi Quảng Hòa yếu tố dòng họ được thể hiện rất rõ trong bộ máy chức dịch nửa đầu thế kỷ XIX. Chỉ tình riêng các chức: sắc mục, thôn trưởng, xã trưởng, tổng trưởng, khán thủ thời Gia Long (1805) và các chức: lý trưởng, hương mục, tả bạ, cai tổng thời Minh Mệnh (1840), trong đó có 4 dòng họ có thế lựcchi1nh trị lớn nhất như: Họ Đàm chiếm tới 18,18%, họ Bế chiếm 11,82%, họ Hoàng chiếm 10,91%, họ Nông chiếm 11,82% tổng số chức dịch của châu trong thời Gia Long.
            Khi nghiên cứu nguồn gốc thành phần dân tộc của các chức dịch trên cho thấy: Họ Nông (Nùng), Hoàng là thổ tù bản địa, còn các họ: Bế, Đinh, Đàm, Hà , Nguyễn là con cháu các phụ đạo, phiên thần triều Lê [5] và một số là lưu quan của nhà Nguyễn…
            Như vậy, cho đến nửa đầu thế kỷ XIX khi Gia Long thống nhất đất nước (1802) Minh Mệnh thực hiện cải cách hành chính trên phạm vi toàn quốc…nhưng đối với vùng dân tộc thiểu số miền núi (Quảng Hòa) biên giới phía bắc yếu tố dòng họ có gốc gác dòng họ thổ tù trên một chừng mực nhất định, vẫn chi phối nắm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy thống trị ở các làng xã.
            Thứ ba, Theo dịa bạ (1805, 1840) cũng có một vài chức dịch không có ruộng đất, hiện tượng trên có thể giải thích bằng việc: những người này khi họ đảm nhận chức vụ nhưng vẫn chưa trở thành người chủ sở hữu của gia đình vì chưa tách riêng ra khỏi cộng đồng chung của bố mẹ. Vì theo phong tục riêng của người Tày Nùng ở địa phương khi con trai đã kết hôn thì bố mẹ phân chia tài sản ruộng đất cho ra ở riêng nhưng vẫn chưa tách phần sở hữu được chia ra khỏi địa bạ ruộng đất chung của gia đình. Hoặc có thể do đây là những trường hợp đi ở rể.
            Thứ tư: Qua tư liệu địa bạ chứng tỏ chế độ tư hữu ruộng đất đã chiếm xu thế, chi phối hoàn toàn tình hình ruộng đất ở Quảng Hòa từ nửa đầu thế kỷ XIX.




ß Khoa Lịch Sử - Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
[1] Đại Nam nhất thống chí, tập IV, NXB Thuận Hóa, Huế 1992, tr.404
[2] Số liệu về ruộng đất huyện Quảng Hòa nữa đầu thế kỷ XIX được khai thức từ nguồn tư liệu đại bạ đang lưu tại Trung Tâm lưu trữ Quốc gia I, Hà Nội.
[3] Nguyễn ĐứcNghinh – Bùi Thị Minh Hiền: tư liệu ruộng đất vùng Thụy Anh – Thái Bình (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX). Tạp chí nghiên cứu lịch  sử  số 991.
[4] Trần Từ: Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở bắc Bộ. NXB KHXH, Hà Nội, 1984, tr.43.
[5] Bế Huỳnh: Cao bằng tạp chí nhật tập. Tư liệu Viện Dân Tộc học, ký hiệu D. 36, tr.2.

No comments:

Post a Comment