Quang xưởng là
bộ phận kinh tế nhà nước trong, trong lĩnh vực thủ công nghiệp. Dó là các xưởng
sản xuất thủ công nhà nước trưng tập thợ giỏi khắp cả nước về kinh đô để sản
xuất các vật phẩm phục vụ cho nhu cầu quốc gia và triều đình phong kiến. Mô
hình quan xưởng triều Nguyễn tương ứng với sự chỉ đạo của cá nhân các vua
Nguyễn. trong đó, vua Gia Long ngay từ sớm đã tiếp cận các kỹ thuật sản xuất
mới của phương Tây, là người đặt nền móng cho sự ra đời của quan xưởng nhưng
chưa hoàn chỉnh các thiết chế tổ chức và quản lý. Vua Minh Mệnh tổ chức quan
xưởng chặc chẽ hơn, tập trung nhiều ở Huế và có nhiều thành tựu trong sản xuất
tiêu biểu cho sự phát triển đến đỉnh cao của quan xưởng triều Nguyễn. Vua Thiệu
Trị duy trì sự ổn định đã có, đến thời Tự Đức thì quan xưởng có sự nới lỏng dần
về mặt tổ chức quản lý, mở rộng hơn mạng lưới quan xưởng hầu khắp cả nước. Các
thành tựu của quan xưởng thời này không còn được như thời Minh Mệnh, để rồi đi
đến tự giải thể hoặc biến tướng trong tay thực dân Pháp.
Điều kiện đầu
tiên để quan xưởng hoạt động là phải có những người thợ giỏi được trưng tập và
phiên chế thành các tổ chức, tiến hành các hoạt động sản xuất. Dưới triều
Nguyễn, nhà nước đã trưng tập và phiên chế thợ thủ công theo từng nghề gọi là tượng cục và từ nhiều tượng cục gần gũi nhau
về chuyên môn được tập trung lại các ty, cục để quản lý, điều phối đến các
xưởng, các công trường sản xuất.
1. Tổ chức Tượng cục
Tượng cục là
một tổ chức tập hợp thợ thủ công, phiên chế thợ thủ công theo nghề có từ thời
chúa Nguyễn. Qua các tài liệu gốc của triều Nguyễn, có thể nhận thấy tượng cục
thường dùng để chỉ chung các bộ phận thợ, như Đồ gia các tượng cục (các thợ thuộc Đồ gia), các cục thợ Vũ khố, thợ tượng cục Bắc thành…nhằm chỉ tập trung thợ theo
từng nghề tại nơi đó, nhưng đi vào từng nghề cụ thể thì chủ yếu là dùng ty như thiếc tượng ty, chú công ty…Tóm
lại, Tượng cục (hay tượng ty) là tổ
chức nhỏ nhất của quan xưởng.
Để hình thành
các tượng cục, nhà nước chủ trương trưng tập các thợ về kinh. Muốn vậy, một
loạt các biện pháp của nhà nước đã được triển khai. Trước hết, nhà nước nắm nắm
toàn bộ số thợ thủ công qua sổ sách của bộ Công và của các địa phương tâu báo
về. Chỉ dụ của vua Minh Mệnh thứ 13 (1832) ghi rõ: “Từ trước đến nay, về ngạch
các hạng thợ, do bộ Công thâu tóm sắp xếp mà làm thành sổ…nhưng nếu số tăng
thêm hoặc giảm sút thì tra cứu và xem
xét từng người một thế nào được? Vậy chuẩn từ nay về sau các địa phương sở tại
đều căn cứ vào thực số các thợ trong hạt, theo kỳ hạn mà làm sổ đệ lên”[1].
Trên cơ sở đó, nhà nước định ngạch số cục và số thợ các cục ở từng địa phương.
Chẳng hạn năm 1822, nhà nước định ngạch các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận
(Quảng Nam 2051 người, Quảng Ngãi 893 người, Bình Định 925 người, Phú Yên 335
người, Bình Hòa 460 người, Bình Thuận 347 người) và “lấy số ngạch năm nay làm
chuẩn, nếu số thợ ít không đủ làm việc thì tỉnh thần tâu xin để mộ thêm”. Để
đảm bảo số thợ thường xuyên trong ngạch, nhà nước ra lệnh nếu có sự khuyết thiếu thì dân đinh và con em họ tại địa
phương phải bổ sung ngay” các xã thôn có các hạng thợ lệ thuộc vào kinh, không
kể là hiện còn sống đã chết, các con em người ấy và hạng nguyên theo nghiệp
nghề làm thợ lập tức sung điền vào ngay”[2].
Thợ trong ngạch như vậy gọi là công tượng (hay quan tượng, lính thợ), có thể
được điều về làm việc ở kinh hoặc ở trấn theo ban. Bên cạnh việc giao cho một
số địa phương huy động thợ sản xuất tại chỗ, nhà nước căn cứ vào nhu cầu thực
tế mà trưng tập thợ về kinh trực tiếp sản xuất. Hình thức trưng tập thợ khá
phong phú và đa dạng, có thể thấy 3 hình thức sau đây:
+ Thứ nhất là
tư bắt thường xuyên như tuyển kính gọi là thợ giản (hay thợ kén, thợ chọn)
“Phàm các thợ, hàng năm cứ 12 tháng, liệu lượng số người cần dùng…dự định
trước…đến tháng giêng năm sau, đòi vào kinh làm việc…đến tháng 7 trở về sau, sẽ
liệu theo công việc nhiều hay ít, châm chước giảm bớt số thợ cho về nguyên
quán”[3]
+ Thứ hai là chiêu mộ, tuyển mộ theo quy chế tự
nguyện gọi là thợ mộ. Đạo dụ năm 1826 nêu rõ “các loại thợ cục ở các dinh trấn,
ai làm nghề muốn tình nguyện về kinh dự tuyển thì chuẩn cấp cho lương ăn dường
cho họ về kinh để Vũ khố thí nghiệm[4].
+ Thứ ba là thuê mướn nhân công. Việc này không tiến
hành thường xuyên, chỉ khi thợ trong ngạch thiếu hoặc cần sản xuất gấp thì mới
thuê thợ. Bộ Công có nhi6e5m vụ “tư cho các địa phương thuê mộ những người nghề
giỏi làm khéo và giỏi một nghề, cho dẫn về kinh, đến sở thợ làm việc”[5].
Tuy nhiên cả hình thức và nội dung của sự việc này đều theo sự thỏa thuận giũa
ông chủ là nhà nước và người thợ thủ công.
Cả hai hình
thức “tư bắt” và “chiêu mộ” đều nhắm đảm bảo đủ số ngạch thợ thường xuyên trong các
cục; thợ được bộ Công sát hạch tay nghề và sức khỏe khi đến kinh. Từ các chính
sách đo, tượng cục ra đời ở kinh đô Huế và một số tỉnh khác.
Số lượng Tượng
cục không nhất định suốt triều Nguyễn. Năm 1791, cả bốn trấn dinh Nam Bộ có tất
cả 62 Tượng cục[6]. Tập “Điền chế quân cấp lệ” ở làng Xuân Hòa
(Huế), cho biết vào năm 1804, số Tượng cục ở Đồ Gia là 60[7].
Số Tượng cục của hai thời Minh Mệnh, Thiệu Trị không thấy tài liệu nào nhắc
đến. Sách Hội điển (viết xong năm 1851) cho biết số Tượng cục ở 3 ty ở kinh dô
là 67 cùng số thợ [8]. Đối
chiếu số liệu giữa hai thống kê này chúng ta có một số liệu tương đối về số
Tượng cục thời Nguyễn như sau:
Gai Long (1804)
|
Tự Đức (1851)
|
Tổng số Tượng cục (bổ sung cho nhau)
|
|
Đồ Gia: 60
|
Ty Chế tạo Vũ khố: 57
|
2174 người
|
86
|
|
Ty Tiết thân Nội vụ: 13
|
534 người
|
534
|
Bộ Công: 5
|
Ty Doanh Thiện Mộc Thương: 7
|
3992 người
|
7
|
Bộ Binh: 2
|
Kiên chu:
|
490 người
|
2
|
|
Thiện chu: 2
|
87 người
|
|
Tổng sô: 67
|
79
|
7277 người
|
95
|
Về thành phần tượng cục, mỗi tượng cục
gồm chánh phó tri sự, tượng mục và tượng dịch. Chánh phó tri sự có hàm từ thất
phẩm đến tòng bát phẩm và tượng mục (thợ cả) hàm chánh, tòng cửu phẩm[9]
được xếp vào hàng quan ngạch võ quan. Họ được hưởng lương và các quyền lợi khác
theo ngạch quan chế, có nguồn gốc từ thợ giỏi trong các tượng cục với số lượng
khá lớn; như năm 1807 “có bọn tượng cục là Hoàng Văn Lịch hơn 300 người làm
Chánh cai quan, Chánh ty quan, Ty quan, Thủ hợp”[10].
Tượng dịch (thợ bạn) là lược lượng lao động trực tiếp của tượng cục. số lượng
thợ được định ngạch trong mỗi cục tùy thuộc vào số nhu cầu của nhà nước. Có
trượng cục có số thợ rất lớn như các tượng cục ở ty Doanh thiện Mộc thượng,
tượng cục nung ngói ở Vũ Khố (217) người; ngược lại có tượng cục thợ rất ít,
nhất là trong các tượng cục làm vật phẩm trong cung đình như thợ làm bành voi
(2 người), thợ vẽ (2 người).
Về chế độ lao
động, số thợ trong ngạch thường được chia ban thay nhau làm việc. Việc chia bao
nhiêu ban và số thời gian làm việc của mỗi ban tùy thuộc vào hai yếu tố khối
lượng công việc và địa phương có thợ xa hay gần. Nói chung, từ tháng giêng đến
hết tháng 6 thợ đều đến làm việc, từ đầu tháng 7 đến hết năm, căn cứ nơi xa như
thợ hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây, nam Định…ban thợ được nghỉ thường là một năm. Do
đó, số thợ làm việc ở Kinh đô thường thấp hơn số thợ trong ngạch, chẳng hạn vào
thời điểm huy động đông nhất (Minh mệnh), thường xuyên có từ 3.500 đến 4.500
thợ đang làm việc được miễn thuế thân[11].
Tượng cục có 2 chức trách chính:
a. Thường
xuyên trực tiếp sản xuất các vật dụng thuộc nghề tại các công sở theo sự điều
động của đốc công (hay giám đốc) các ty, cục (tổ chức bên trong tượng cục) “Chánh phó ty tượng đem thợ cả đốc suất
trông coi cục của mình làm mọi việc công”[12].
b. Thỉnh
thoảng thợ trong cục được điều động đến các tỉnh với tư cách là cố vấn, hướng
dẫn cho thợ, phu, lính tại đó, đặc biệt trong ngành đóng thuyền, sản xuất vũ
khí.
Bên cạnh các
tượng cục ở kinh đô, khắp các địa phương cũng có tổ chức cục hoặc do nhà nước
lập ra hoặc do sự tự nguyện của thợ thủ công được nhà nước cho phép. Cùng thuộc
mô hình này, đầu thời Nguyễn có các đội nậu chuyên trách. Các đội nậu vốn có
vai trò rất lớn trong ngành đóng thuyền ở Nam Bộ được vua Gia Long duy trì. Mỗi
lần công (thợ rừng) ở Quảng Trị, Thừa Thiên đi lấy gỗ củi, thưởng tiền và miễn
lao dịch cho họ, lúc bình thường thì nộp thuế gỗ. Những đội này dần dà trở
thành các hộ biệt nạp[13]
Bên cạnh đó,
tượng cục do thợ thủ công tự nguyện lập ra và xin phép quan Bố chính thì người
thợ sản xuất tương đối tự do, không nạp thuế đinh, thuộc hạng miễn sai, nhưng
phải nộp thuế biệt nạp rất cao so với thuế thân của dân đinh, đồng thời nhận
làm các loại hàng mà nhà nước đặt làm[14].
Như vậy, các tượng cục địa phương do nhà nước lập ra thay thế dần cho sự tự
nguyện thành lập của thợ thủ công và càng thể hiện sự khống chế của nhà nước
đối với thợ thủ công trong dân gian[15].
Tóm lại, tượng
cục thời Nguyễn là sự kế thừa tổ chức tượng cục thời Chúa. Trên nền tảng thợ
thủ công của cả nước, căn cứ vào nhu cầu của triều đình, nhà nước trưng tập và
tổ chức lại kinh đô và các tỉnh để lập các tượng cục bên cạnh các tượng cục dân
gian. Hầu như nghề nào có trong dân gian, nhà nước cũng trưng tập thợ khéo của
nghề đó để lập tượng cục. Vì thế số tượng cục ở kinh đô là rất lớn. Tượng cục
có thể tự sản xuất độc lập hoặc trở thành một bộ phận trong một xưởng sản xuất
lớn hơn tạo thành những quan xưởng lớn của nhà nước trong các ngành đúc tiền,
sản xuất vũ khí, đóng thuyền, sản xuất các vật phẩm, phục vụ cung đình và sản
xuất các vật liệu trong xây dựng kinh đô Huế.
2. Tổ chức Ty ở kinh đô Huế
2.1. Ty chế tạo ở Vũ khố
Ty chế tạo có
nguồn gốc từ nha môn vũ khố. Từ cơ quan Đồ gia, do nhu cầu tích chứa vật liệu
ngày càng lớn nên năm 1802, Gia Long đã cho lập Nội đồ gia và Ngoại đồ gia. Năm
1820, Minh Mệnh đã đổi thành nội vụ phủ, Ngoại đố gia thành Vũ khố. Năm 1829,
ông tiếp tục tiến hành cải tổ các cơ quan kho tàng ở kinh đô. Nhà vua nhận thấy
sự không hợp lý giữa người chủ thử (coi giử) kho tàng và thợ làm ra vật phẩm
lưu giữ ở kho tàng đó đều từ một đầu mối cai quản là Nội vụ phủ, Vũ khố nên nhà
vua cho đổi lại: “phàm các sắc thợ thuyền
ở Nội vụ và Vũ khố đều đổi lê vào bộ Công quản hạt. Lại đặt công sở ở trong
hai nha ấy do Công kén chọn Lang trung hoặc Viên ngoại lang làm đốc công, phàm
cách thức công tác đều quản lý cả…công sở Nội vụ thì gọi là Tiết thận, công sở
Vũ khố thì gọi là ty Chế tạo”[16] Năm 1832, ty Chế tạo có sự hợp nhất với
sở Nội tạo. Đến cuối thời Tự Đức (1879) Vũ khố đốc công đặt làm chuyện nha
không còn lệ thuộc bộ Công nữa.
Về phương diện
tổ chức, dù từ năm 1829 Ty chế tạo thuộc về bộ Công quản hạt, nhưng công sở làm
việc luôn ở Vũ khố. Vũ khố có chức trách “phàm
chế tạo binh khí và tích chứa vật liệu đều thuộc vào kho Vũ khố”, là nơi
“coi giữ việc xuất nhập quân khí cùng các đồ vật to nặng”[17];
có 2 nha thuộc gọi là ty Thanh thận và ty Chế tạo, 8 kho. Ty Chế tạo (còn gọi
là sở Đốc công Vũ khố) thì thống thuộc Bô.
Khi mới thành
lập, ty chế tạo có những quan viên điều hành riêng, khi sở Nội tạo hợp nhất với
ty Chế tạo thì quan viên đông đảo hơn, bao gốm: 1 giàm đốc, quan võ tam, tứ
phẩm, 1 lang trung (chánh tứ phẩm) sung biện đốc công sở sự vụ, 2 chủ sự hàm
chánh lục phẩm, 2 tư vụ hàm chánh thất phẩm, 3 chánh bát phẩm, 3 chánh cửu
phẩm, 40 vị nhâp lưu thư lại[18].
Toàn bộ quan viên trên đều là người thuộc bộ Công, do bộ Công cắt cử, chỉ trừ
một ít vị nhập lưu thư lại phải lấy thêm ở 5 bộ. Công sở sản xuất của thợ ở ty
Chế tạo dựng từ năm 1816, gồm có 6 tòa công trường trong vòng nhà ngoại đồ 102
gian. Bên cạnh có 5 gian nhà ngói cho thợ thuyền và biền binh canh giữ ở [19].
Năm 1831, nhà ở của thợ lên đến 182 gian ở bờ bắc sông Ngự hà cạnh Vũ khố.
Sở Nội tạo là
một quan xưởng ra đời sớm (1802), tổ chức khá đặc biệt và sau đó hợp nhất vào
ty Chế tạo. Sở do viên giám đốc đứng đầu “Sai
thiên sự bộ Công giám đốc công việc Nội tạo, cấp cho ấn đồ ký Nội tạo bằng
ngà”, dưới quyền có ty Cẩn tín để
phụng giữ công việc Nội tạo gồm 17 người[20].
Chức trách của nó được ghi rõ trong sách Hội
điển toát yếu: “Nội tạo phải cung cấp biện đồ dùng cho nhà vua. Người quản
lãnh trong Nội tạo là do mệnh vua kén chọn, không nhất định ở viên quan nào”
Chánh phó Tri
tượng ở các Tượng cục đều đốc suất cục mình làm mọi việc công[21]. Sở Nội tạo có công trường riêng gồm một tòa
to ở ngay trong nội vụ[22].
Mối quan hệ giữa sở Nội tạo và ty Chế được quy định khá rõ năm 1830, theo đó
vẫn duy trì viên giám đốc sở Nội tạo, công việc ở sở thì phối hợp với viên đốc
công (ty Chế tạo) để làm, thợ thì do đốc công quản[23].
Như vậy, các cục thợ thuộc sở Nội tạo vốn thuộc Nội vụ, làm việc ở công trường
trong tạo, do đó thuộc phiên ngạch thợ ở Vũ khố mặc dù vẫn làm việc thường
xuyên ở công trường cũ.
Chức trách của
ty Chế tạo là: “Phàm các công tác thì đốc
công sức cho các thợ lãnh hạng ở công sở, chế tạo xong thì giao cho nha (Vũ
khố) thu. Đơn bằng lãnh và nộp thì đốc công cùng ty lại đối cứu, bộ Công nhận
thực, giám lâm chủ cthu3 của nha chiếu theo bằng thu phát[24].
Về cơ chế điều
hành và giám sát viên, Giám đốc do nhà vua trực tiếp cử ra, Đốc công do bộ Công
chọn 1 viên Lang trung giữ nguyên chức sung làm. Các lại dịch thì do bộ Công “phái bộ ty theo đốc công thường xuyên
lưu trú ở công sở, chuyên giữ việc kê cứu, kiểm xét. Đường quan bộ thì bộ Công
coi quản, đôn đốc tất cả, khi cần chia pháo đi các sở đôn đốc, kiểm xét công
trình cũng do bộ Công liệu vát ty viên mang thợ đến nơi mà làm việc”[25].
Năm Thiệu Trị thứ 2, công tác thanh tra được quy định rất chặt chẽ “Các viên đổng lý, chuyên biện phải tự kiểm
ta và khoa đạo theo kệ bất thần đi lại xem xét, không kể; còn những việc
hằng ngày công sở lĩnh vật hạng về chế tạo, thì ở sở đốc công Vũ khố, cho phép
bộ Công, Đô sát viện phái thuộc viên, ở công sở Nội tạo, thì một viên quản thị
vệ hoặc thị vệ trưởng, cứ 5 ngày một lần, đến nơi kiểm xét tường tận…”[26]. Quan viên ở ty thường xuyên thay đổi
theo định kỳ khóa thanh tra (6 năm) nhưng năm 1844 thì có sự điều chỉnh “ những viên dịch ty ấy không cần thiết phải thay
đổi để cho có người quen công việc”[27]
Ty chế tạo có
57 tượng cục thống thuộc. Số lượng này tuy chưa đầy đủ, nhưng giúp người ta
hình dung được quy mô to lớn của ty Chế tạo gồm 3 nhóm:
1. Nhóm thợ
gắn liền với nguồn nguyên liệu kim khí (trừ vàng bạc), với kỹ thuật rèn, đúc,
nấu, luyện để đúc tiền, sản xuất vũ khí, các vật dụng kim khí dùng trong cung
đình. Nhóm này có số lượng lớn hơn, người số thợ chiêu mộ ở miền Trung, thì thợ
giỏi đều được chọn từ các tỉnh phía bắn như Ninh Bình, Hải Dương…
2.
Nhóm thợ gắn với các công trình xây dựng ở kinh đô, bao gồm thợ xây dựng (nề,
ngói, lộp nhà, xây gạch…) và thợ sản xuất các vật liệu dùng trong xây dựng
(nung gạch, nung ngói, lấy đá…), trong đó thợ nung ngói có số lượng lớn nhất ở
ty Chế tạo…Nhóm này tập trung thợ miền Trung, đặc biệt thợ gốc Quảng Nam.
3.
Nhóm thợ trực tiếp phục vụ cung đình bao gồm việc chế tạo các vật dụng trang
trí cung đình, cung cấp các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày trong nội cung và các
vật phẩm từ vàng bạc…Nhóm thợ này đòi hỏi sự khéo léo của tay nghề, được huy
động chủ yếu ở Hà Nội, Thừa Thiên, Quảng Trị.
Đối
với thợ ở các địa phương xa kinh đô, nhà nước chủ yếu là chọn thợ giỏi và chia
ban theo từng năm; số thợ ở gần chủ yếu là thợ mộc và chia ban theo chu kỳ nửa
năm. Các loại thợ được hưởng lương khác nhau: loại 1-1 quan tiền, 1 phương gạo;
loại 2-5 tiền, 1 phương gạo; loại 3-1 phương gạo.
Ty Tiết thận
ở nội phủ
Gồm các thợ
về trang phục của nhà vua và cung đình[28].
Ty do bộ công cắt đặt kiểm soát chặt chẽ[29].
Ty phụ trách 113 tựơng cục. Có nhiều loại thợ, gồm người Thừa Thiên, Quảng Trị,
kể cả Hà Nội, Hưng Yên. Thợ thường làm liên tục trong 6 tháng đầu năm, 6 tháng
cuối năm, tùy theo công việc mà cho về nghỉ. Công sở Ty Tiết thận là nơi làm
việc chính, thợ còn được điều động đến các dinh thự, cung phủ để làm cho các
chủ nhân ở nơi đó. So với ty Chế tạo, quy mô của Ty Tiết thận nhỏ hơn nhưng
cũng mang tính chuyên môn hóa để “dệt may” các trang phục phục vụ đội ngũ quan
lại đông đảo ở kinh đô.
2.3. Ty Doanh thiện ở Mộc thương
Ty doanh
thiệm gắn liền với Mộc thương. Thời Gia Long, Mộc xưởng (xưởng gỗ) ở ngoài cửa
Chính Đông Kinh Thành. Thời Minh Mệnh, quy mô của xưởng rất lớn đến 24 tòa 316
gian. Năm 1829, nhà vua đổi Mộc xửơng thành Mộc thương, đặt chức Giám đốc hàm
tứ phẩm ngạch võ quan, đặt viên dịch Ty Doanh thiện. Năm 1832. Mộc thương được
rời đến khu vực nằm giữa 2 cửa Quảng Đức và Chính Nam dài tới 78 trượng. Mộc thương
trở thành nha môn độc lập năm 1837 với chức trách: “cất giữ các loại gỗ cùng
ước lượng trước nhu cầu về gỗ để mua sắm cho đủ dùng; cung cấp vật liệu cho bộ
Công mỗi khi cần thực hiện những công trình tu tạo; giữ sổ sách về gỗ cất
trước, mới thu vào, khai tiêu và hiện còn”[30].
Vào năm 1853 nha môn Mộc thương đổi thành Ty Tài mộc. Năm 1880, Ty Tài mộc được
thiết lập rộng ở các tỉnh Nghệ AN, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận để phụ
trách về việc khai thác gỗ.
Mộc thương có
một thuộc nha gọi là Thanh thận, bên cạnh lại đặt sở Đốc công Mộc thương và Ty
Doanh thiện chuyên quản các hạng thợ mộc và thống thuộc bộ Công. Đốc công có 1
vị giám đốc và 1 vị phó giám đốc. Ty Doanh thiện có một đốc công hàm viên ngoại
lang, 1 chủ sử, 1 tư vụ, 2 bát phẩm thư lại, 2 cửu phẩm thư lại, 15 vị nhập lưu
thư lại. Viên ngoại lang do Hội đồng đình thần cử, còn từ chủ sự đến bát, cửu
phẩm thư lại thì do bộ Công chọn bổ[31].
Có điều đặc biệt là 2 tượng cục Kiên chu, Thiện chu ở ty không như các cục thợ
mộc khác. Trước đó, nó thuộc về bộ Binh do Kinh kỳ Thủy sự quản lý; năm 1837
được đổi thành 2 tượng cục thuộc Ty Doanh thiện nhưng được cai quản trực tiếp
bởi vị chánh và phó giám đốc sở đốccông. Khi có công việc về thợ thì 2 viên
chánh phó giám đốc cùng bàn bạc về đốc công Ty Doanh thiện mà làm[32].
Chức trách
của Ty Doanh thiện là: “phàm gặp có việc hưng tạo, tính giá nhân công, tính giá
vật liệu, trao cách thức cho người chuyên biện, liệu lấy thợ làm việc, hàng năm
kỳ tháng 7, liệu tính số thợ nên lưu hay giảm, bẩm bộ dựa theo để làm, kỳ tháng
12 lại tính số thợ cần dùng báo bộ tâu xin triệu tập, để mùa xuân năm sau đến
làm việc, còn sở thợ chế tạo xong do nha môn Mộc thương dâng nộp, giấy tờ lãnh
nộp đều do Hộ nhận thực”[33].
Ty Doanh thiện
cai quản 7 cục thợ và Kiên chu, Thiện chu, như sau[34]
STT
|
Tên cục thợ
|
Số thợ
|
Quê quán thợ
|
Số ban
|
TG 1 ban
|
Loại thợ
|
01
|
Mộc
|
778
|
Thừa Thiên
|
3
|
6 tháng
|
Giản
|
|
|
|
Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình
Định
|
3
|
4 tháng
|
Mộ
|
02
|
Mộc lành nghề
|
385
|
Hà Nội, Sơn
|
3
|
12 tháng
|
|
03
|
Đóng đinh thuyền
|
507
|
Quảng
|
3
|
6 tháng
|
Giản
|
04
|
Chữa thuyền
|
90
|
Quảng
|
3
|
6 tháng
|
Giản
|
05
|
Đóng thuyền
|
559
|
Nghệ An, Hà Tĩnh
|
3
|
4 tháng
|
|
06
|
Xảm thuyền
|
572
|
Nghệ An, Hà Tĩnh
|
3
|
4 tháng
|
|
07
|
Thợ xẻ
|
1401
|
Bình Định
|
3
|
6 tháng
|
Mộ
|
|
|
|
Nghệ An
|
3
|
6 tháng
|
Giản
|
|
Kiên chu
|
490
|
Quảng
|
|
|
|
|
Thiện chu
|
87
|
Quảng
|
|
|
|
|
Cộng
|
4569
|
|
|
|
|
Như vậy, Ty Doanh thiện quản
lý các loại thợ mộc, thợ đóng đóng thuyền với số cục ty ít nhưng số ngạch thợ
rất đông. Thợ mộc lấy người miền Trung, thợ mộc lành nghề được chọn từ các tỉnh
bắc Thành, thợ sửa đóng thuyền lấy từ các tỉnh có truyền thống kỹ thuật nghề là
Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An và Bình Định. Tất cả các cục thợ đều chia làm 3
ban, thông thường 1 ban làm việc từ tháng
giêng đến tháng 6, 1 ban làm việc từ tháng 7 đến tháng chạp. Tới kỳ xây dựng,
các loại thợ trừ những người đương làm việc thì không kể, nếu khi có công việc
cần kíp, bộ Công tư các địa phương thuê thợ để đủ người sai phái[35].
So với 2 ty Chế tạo và Tiết thận, việc sát hạch tay nghề ở ty này chặt chẽ hơn.
Các
ty được tổ chức theo sự mô phỏng mô hình này từ triều Thanh và chỉ xuất hiện ở
Huế. Ba ty này chính là các tổ chức hành chính quản lý thợ bên trên tượng cục,
đồng thời là công sở tập trung thợ sản xuất gắn liền với các loại kho tàng ở
kinh đô. Ty Chế tạo làm nhiều vật hạng khác nhau, đặc trưng là vật hạng thô
nặng, có 2 công sở sản xuất ở Vũ khố và Nội vụ phủ. Ty tiết thận chuyên “dệt
may” các trang phục, còn Ty Doanh thiện phụ trách các loại thợ mộc trong xây
dựng và các cục thợ đóng thuyền.
Thợ
các tượng cục trong mỗi ty có sự gần gũi về nghề chuyên môn và liên kết nhau để
chế tạo vật phẩm mang tình liên nghề trong công trường thủ công tập trung của
ty hoặc được điều phối đến các xưởng ven đô – hình thành các xưởng thủ công
phân tán, hoặc đến các địa phương trong nước.
3. Tổ chức cục
3.1 Bảo hóa kinh cục.
Ở
kinh đô, bên cạnh tổ chức Ty còn có tổ chức Cục. Đó là tổ chức Bảo hóa kinh cục
(cục Bảo hóa) chuyên đúc tiền ở kinh đô. Tiền thân của nó là tượng cục đúc tiền
ở ấp Đông trì thượng ở phía Đông Kinh Thành được lập ra từ rất sớm – đầu năm
1802. Năm 1820 cục đúc tiền kinh đô mới chính thức ra đời ở Vũ khố và đến năm
1826 mới “đổi trường đúc tiền ở Kinh
thành bảo hóa kinh cục sau Vũ khố kiêm quản”[36]. Cục Bảo hóa hoạt động thường xuyên
thời Minh Mệnh, Thiệu Trị, nhưng cuối thời Tự Đức có ngưng hoạt động; để đến
na8m1884 lại “mở cục đúc tiền ở nha Đốc
công Vũ khố” và nó tiếp tục tồn tại đến thời Bảo Đại.
Về
quy mô và hoạt động đúc tiền của bảo hóa kinh cục thì thợ trong cục do Vũ khố
kiêm quản. do đó về đại thể không khác bao nhiêu so với một tượng cục bình
thường khác, không có ấn riêng trong khi Nội vụ và Vũ khố có ấn quan phòng; cục
Tạo tác Gia Định Thành, cục Bảo tuyền và cục Tạo tác Bắc Thành có ấn đố ký bằng
đồng[37].
Tuy nhiên, do tính chất quan trọng về kinh tế, tài chính của quan xưởng đúc
tiền ở kinh đô mà nhà nước đặt ra 1 viên giám đốc manh hàm tòng tứ phẩm ngạch
võ quan để điều hành sản xuất[38].
Chỉ đến sau này khi trở thành một nha môn độc lập, mới có đội ngũ quan viên
giúp việc. Số thợ và quy mô các lò chắc chắn là không lớn bằng cục Bảo quyền.
Thợ đúc chủ yếu là người miền Trung, từ năm 1834, bắt đầu tư đời thợ ở cục Bảo
tuyền vào làm việc, đồng thời cho thợ cục Bảo hóa học tập kỹ thuật.
Chức
trách của cục Bỏa hóa là tiến hành đúc các loại tiền đồng, tiền kẽm với nhiều
kích cỡ khác nhau, đặc biệt là đúc mẫu để đưa cục Bảo Tuyền đúc đồng loạt. Nhà
nước dực trên cơ sở đúc mẫu đó để định ra thành phần nguyên liệu, nhân công, số
hao phí về kẽm, đồng, thiếc…Nhà Nguyễn còn cho đúc các loại tiền vàng bạc, công
việc này có một cục riêng. Đó là cục thợ đúc vàng bạc ở sở Nội tạo trong Nội vụ
phủ (thợ do ty Chế tạo quản lý). Công việc ở đây được trông coi nghiêm mật hơn,
viện Đô sát, tòa Nội các, xứ Thị vệ và ty Thanh cẩu đầu phải cử phái viên đến
để trông nom[39].
3.2 Bảo tuyền Bắc Thành cục
Cùng
loại hình tổ chức như cục Bảo hóa là cục Bảo tuyền ở Bắc Thành được thành lập
năm 1803, năm Thiệu Trị thứ nhất đổi gọi cục Thông Bảo, năm Tự Đức thứ 8 gọi là
cụa Khai bảo, tồn tại đến năm 1887. Cục Thông bảo chủ yếu đúc tiền đồng và kẽm
như cục Bảo hóa, nhưng trong khu vực sản xuất (Tràng Tiền) có sở đúc bạc của
nhà nước, ngoài thành có sở chuyên đúc bạc tư, do nhà nước kiểm soát[40].
Về tổ chức, quy mô trường sở, số lượng thợ thuyền đều vượt trội hơn cục Bảo
hóa. Đứng đầu là các chức Giám đốc (hàm tòng tứ phẩm). Phó Giám đốc do nhà nước
cử ra để trông coi công việc; và thường do Tổng trấn hay Phó tổng trấn Bắc
Thành (sau đó là Tổng đốc Hà Ninh) kiêm giữ: về ngạch chuyên môn do Công phòng
của Hộ tào Bắc Thành cai quản. Cục thường có từ 5 đến 20 lò thường xuyên hoạt
động với số lao động ước chứng 150 đến 500 người, chưa kể 600 lính do 3 suất
đội chỉ huy để phục dịch[41].
Ở đây, xuất hiện nhiều hình thức lao động khác nhau, đ1o là đưa mẫu cho thợ đúc
tự do rồi đánh thuế, cho lãnh tiền nhà nước mua nguyên liệu đúc rồi thu tiền
ngoại phụ (tức tiền lãi), làm thuê khoán công theo sản phẩm và chế độ công
tượng trả lương cho thợ tập trung sản xuất.
3.3 Cục Tạo tác ở Bắc Thành và Gia Định
Thành
Ở
hai trung tâm lớn Bắc Thành và Gia Định Thành, nhà nước cũng đặt cục gọi là cục
Tạo tác. Cục Tạo tác Bắc Thành thời Gia Long gọi là sở Nhà đồ Bắc Thành “gồm 6 tòa nhà khi, chứa các đồ dùng của
nhà nước, chế độ một số thứ phẩm, trông coi đôn đốc việc nộp thuế thổ sản tại
các hạt và tích trữ các sản phẩm nộp thuế”[42].
Năm 1846, cục bị bãi bỏ. Cục Bảo tuyền do tào Hộ cai quản đứng đầu là Giám đốc,
Đại sứ và Biện lý. Quan viên gồm lang trung, chủ sự mỗi chức 1 người, tư vụ,
bát phẩm thư lại mỗi chức 2 người, cửu phẩm 3 người, vị nhập lưu 30 người đều
trích từ Công phòng mà bổ[43].
Số thợ của cục khá lớn “Thợ làm đồ dùng nhà nước tất phải cp1..Trong hạt thành
5 đinh lấy một, số thợ lính 745 người dồn làm 10 hiệu chia ban mà chi lương.
Làm việc ở kinh thành thì 6 tháng làm một ban, làm việc ở thành thì 4 tháng làm
một ban, thuế lệ đều miễn, thợ cục am hiểu số người là 920…vua cho các thợ từ
thành đến kinh…đổi 1 năm làm 1 ban”[44].
Như vậy, nhiệm vụ sản xuất của cục được quy định khá rõ.
Cục
Tạo tác Gia Định c1o quy mô nhỏ hơn cục Tạo tác Bắc Thành, vừa làm nhiệm vụ sản
xuất vật phẩm vừa kiêm quản thợ toàn hạt Gia Định, chẳng hạn năm 1823, vua “hạ lệnh cho thợ các cục ở Phiên An,
Bình Hòa lệ vào ngạch cục Tạo tác ở Gia Định”. Cục vốn đã có từ thời Nguyễn Ánh
được duy trì cho đến khi lập tỉnh mới. Địa điểm của cục ngay trong thành Gia
Đình dựng từ năm 1790, thời Gia Long gọi là sở Nhà đồ, năm 1830, nhà khi và
trại được xây dựng lại. Năm Gia Long thứ hai khi trở lại Phú Xuân, nhà vua có
ưu tiên tha thuế thân 5 năm cho thợ và bình dân ở Gia Định, đồng thời cho giảm
số thợ và binh dân Gia Định, đồng thời cho giảm số thợ ở kinh (vốn quê Nam Bộ)
“hạ lệnh cho Đồ gia nội ngoại để lại 500 thợ làm việc, còn thì giải phóng cho
về”[45].
Trong suốt triều Nguyễn, việc huy động thợ ở Gia Định cũng rất hiếm hoi, một
phần vì ưu đãi như đã nói, phần là thợ khéo không có nhiều. Tổ chức quản lý cục
tương tự như ở Bắc Thành: có viên giám đốc, bên cạnh có viên ngoại lang, chủ
sự, tư vụ, bát phẩm đều 1 người, cửu phẩm 2 người, vị nhập lưu 15 người giúp
việc[46].
Số thợ trước khi chia về các tỉnh, theo lời chuẩn miễn thuế năm 1833, không
nhiều lắm “Nguyên trước cục Tạo tác Gia Định gồm 29 nhóm thợ, tất cả 263 người,
đều cho rút về…giao về quan các địa phương ghi vào sổ ngạch”[47]
Như
vậy, đối với các cục thì mô hình này không giống nhau trong toàm quốc. Có hai
loại cục, một loại được tổ chức theo sản phẩm đặc biệt là đúc tiền đồng, tiền
kẽm có ở Kinh đô và Bắc Thành, ở đấy không có đội ngũ quan viên giúp việc cho
giám đốc; một loại cục vứa là tổ chức hành chính thu thuế và quản lý trợ trong
hạt Bắc thành và Gia Định Thành vừa là các xưởng sản xuất lớn tại đó. Với chức
năng sản xuất, tại đây có kho tàng, có đội ngũ điều hành từ viên gám đốc đến
thư lại, tập trung nhiều loại thợ; đó chính là mô hình của các ty ở kinh đô đặt
ra ở các thành.
Thông
qua việc tìm hiểu các mô hình tổ chức trên đây, có thể thấy r8an2g thợ thủ công
được tập trung về kinh được phiên chế thành hai cấp quản lý là tượng cục cơ sở
và bên trên của nó là các ty, cục. Ở hai thành, thay vì các ty là các cục Tạo
tác. Bên cạnh đó có các cục độc lập để đúc tiền. Các tổ chức ty, cục có công
trường sản xuất riêng tại đó hình thành các quan xưởng lớn, đồng thời các ty,
cục đó cũng tổ chức hành chính quản lý thợ hoặc thu thuế trong địa hạt (đối với
các cục Tạo tác). Sở Nội tạo, cục đúc tiền không làm chức năng hành chính như
vậy. Mô hình tổ chức trên chưa phải đã ổn định ngay từ đầu và không khỏi có sự
chồng chéo. Thợ trong các ty, cục được tập trung làm việc tại các xưởng, các
công trường lớn hình thành nên các quan xưởng.
Có
thể thấy việc tổ chức quan xưởng của nhà Nguyễn như thế là chặt chẽ và hoàn
thiện hơn hết trong lịch sử quan xưởng Việt Nam .
Quan
xưởng hình thành như vậy là rất phong phú và khá phức tạp.
Căn
cứ vào chủng loại sản phẩm được sản xuất, chúng tôi tạm phân quan xưởng thành
các loại sau:
1.
Các xưởng đúc tiền: sản xuất các loại tiền đồng, tiền kẽm, tiền vàng, tiền bạc
phục vụ cho nhu cầu kinh tế - tài chính, chính trị vương quyền của quốc gia. Có
2 xưởng lớn để đúc tiền đồng, tiền kẽm là cục Bảo tuyền ở Bắc Thành và cụa Bảo
hóa ở kinh đô. Ngoài ra, còn có một số lò ở vài tỉnh. Việc đúc tiền vàng, tiền
bạc diễn ra ở Nội vụ phủ.
2.
Các xưởng đúc chế vũ khí: phục vu nhu cầu của quân đội và trang trí của vương
triều. Có nhiều xưởng đúc đại bác, chế tạo các loại vũ khí, đạn, thuốc súng, và
các trang bị khác ở Huế; một số xưởng đặt ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Bình
Định, Gia Định…
3.
Các xưởng đóng thuyền: đóng các loại thuyền dùng trong sinh hoạt của vua quan,
thuyền công và thuyền chiến của quân đội. Có nhiều xưởng đóng thuyền ở kinh đô,
Gia Định và một số tỉnh ven biển như Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Nam ,
Bình Định…
4.
Các xưởng sản xuất các vật dụng cung đình: phục vụ trực tiếp các nhu cầu của
cung đình nhà Nguyễn, bao gồm các vật dụng kim khí, đồ trang phục, các vật phẩm
trang trí cung thất và nghi lễ vương triều. Các xưởng này được sản xuất tập
trung ở công sở ty Tiết thận, công sở ty Chế tạo và công sở Nội tạo; vừa sản
xuất phân tán ở các cung, phủ…
5.
Các xưởng sản xuất vật liệu xây dựng (gạch ngói, gốm, vôi…) dùng trong kiến
thiết kinh đô. Các xưởng này được đặt ở ven thành có quy mô lớn nên dễ hình
thành các quan xưởng lớn, ở ngay các công trình xây dựng để cung ứng trực tiếp
các vật liệu cho nhu cầu xây dựng tại chỗ.
ß
Khoa lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế.
[1] Quốc sử
quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (38 tập), Chính biên, Bản dịch của Viện sửu
học, Tập XI, NXB KH, Hà Nội, 1964, tr. 108
[3] Đại Nam
điển lệ toát yếu, Nguyễn Sĩ Giác phiên âm và dịch nghĩa, NXB Thành phố Hồ Chí
Minh, 1993, tr. 569.
[4] Nội các
triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam
hội điển sử lệ (tập 15), Bản dịch của Viện sử học, NXB Thuận Hóa, Huế, 1993,
Tập XV, tr.60.
[7] Lê Văn
Thuyên (Chủ biên) Văn bản Hán Nôm làng xã ở Huế, NXB Thuận Hóa, Huế, 1996,
tr.73
[13] Nguyễn
Văn Đăng, Tổ chức tượng cục dưới triều Nguyễn (1802-1884). Nghiên cứu lịch sử,
Số 2.2001, tr.22-29.
[14] Đào Duy
Anh, Việt Nam
văn háo sử cương, Tái bản theo nguyên bản của Văn hóa tu2nh thư na9m 1938, NXB
TP HCM, 1992, tr.66
[15] Nguyễn
Thừa Hỷ, Thăng Long-Hà Nội, thế kỷ XVII-XVIII-XIX, Hội sử học Việt Nam, NXB Hà
Nội, 1993, tr.287
[23] Đại Nam
thực lục…Sđd, tập X, tr. 176, tâp IX , tr. 345
[24] Đại Nam
thực lục…Sđd, tập X, tr. 176, tâp IX , tr. 345
[30] Nguyễn
Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam
dứơi thời các vua triều Nguyễn, in lần 2, Lửa thiêng XB, 1970, tr. 189
[39] Đỗ Văn
Ninh, Tiền cổ Việt nam. NXB KHXH, Hà Nội, 1992, tr.189
[40] Nguyễn
Thừa Hỷ, Thăng Long – Hà Nội…Sđd, tr. 280, 281-284, 271.
[41] Nguyễn
Thừa Hỷ, Thăng Long – Hà Nội…Sđd, tr. 280, 281-284, 271
[42] Nguyễn
Thừa Hỷ, Thăng Long – Hà Nội…Sđd, tr. 280, 281-284, 271
No comments:
Post a Comment